Chủ Nhật, 12/01/2025 20:07 (GMT +7)

6.000 trẻ tị nạn mất tích tại Đức trong năm 2015 hiện ở đâu?

Thứ 5, 14/04/2016 | 00:00:00 [GMT +7] A  A

Bộ Nội vụ Đức cho hay gần 6.000 trẻ tị nạn và trẻ vị thành niên đã bị báo cáo là mất tích tại Đức trong năm 2015 trong bối cảnh những kẻ buôn người và tội phạm ráo riết “săn hàng” từ dòng thác người di cư ồ ạt vào châu Âu.

6.000 tre ti nan mat tich tai duc trong nam 2015 hien o dau? hinh 0
Một nhóm trẻ tị nạn Syria ở miền Trung nước Đức. Ảnh AFP

Vẫn chưa rõ quy mô chính xác của cuộc khủng hoảng này. Hệ thống đăng ký của châu Âu còn thô sơ và bị quá tải nên không có một bức tranh rõ ràng về số lượng trẻ em đã tới biên giới các nước châu Âu cũng như sự khó khăn trong việc theo dõi chặt chẽ hành trình của các em.

Một số em có thể đã không đăng ký do lo sợ giới chức sẽ nhốt mình. Số khác có thể đã đoàn tụ được với gia đình và không báo lại cho các quan chức địa phương. Người ta ít nghi ngờ số còn lại đã rơi vào tay của những kẻ buôn người và hàng ngày các em khác cũng đối mặt với nguy cơ bị bọn tội phạm làm hại.

EU ước tính “ít nhất 10.000 trẻ em tị nạn biến mất” sau khi đến châu Âu. Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của UNICEF cảnh báo rằng “nhiều khả năng người ta đã đánh giá thấp” con số trên.

Theo bà Sarah Crowe, người phát ngôn toàn cầu của UNICEF về người tị nạn và nhập cư tại châu Âu cho rằng người ta không quan tâm tới trẻ tị nạn và đây chính là nguyên nhân khiến các em đã bị tổn thương. Theo bà, các nước cần biết ai đang ở trong nước mình và chăm sóc cho đối tượng đó.

Bộ Nội vụ Đức cũng thừa nhận ước tính của họ có thể là quá thấp. Giới chức đang rất nghiêm túc đối với vấn đề này. Tuy nhiên, rất khó theo sát các trường hợp này do thiếu bộ dữ liệu tập trung – phát ngôn viên Johannes Dimroth cho hay.

Theo Bộ này, đa phần các trẻ em được xác định mất tích đến từ Syria, Afghanistan, Eritrea, Morocco và Algeria. Trong số đó có khoảng 550 trẻ dưới 14 tuổi.

6.000 tre ti nan mat tich tai duc trong nam 2015 hien o dau? hinh 1

Bà cho biết các đường dây buôn người hiện nay thường ép các em thành nô lệ tình dục, nô lệ phục dịch trong nhà hoặc phải tham gia đường dây buôn ma túy. Tuy nhiên bà nói, quy mô cuộc khủng hoảng người tị nạn có thể làm biển đổi mạng lưới tội phạm.

CTV Thủy Tiên/VOV.VNTheo Guardian

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu