Trở lại với phản ứng của Thủ tướng Iraq Abadi và nhà vua Tây Ban Nha Felipe, những người đã phác họa sự ly khai nghĩa là phản bội và là mối đe dọa với sự toàn vẹn của đất nước. Đó là lý do cần phải dập tắt những ý tưởng đó. Tuy nhiên, việc quy kết chính phủ tự trị của người Kurd và chính quyền vùng Catalonia là đe dọa ổn định và thịnh vượng không phải là cách tốt để trấn an những người có tình cảm dân tộc mạnh mẽ. Những phát ngôn như vậy càng chỉ khiến họ thúc đẩy các hành động chính trị mạnh mẽ hơn. Mà ở đây, hiệu ứng lan truyền tiềm ẩn nguy cơ với cả khu vực.
Tuyên bố độc lập của cộng đồng người Kurd ở Iraq nếu được chính thống hóa và cụ thể hóa sẽ kéo theo các yêu sách tương tự của người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Syria. Còn nếu nền độc lập của Catalonia thành hiện thực, chẳng có lý do gì xứ Basque ở Tây Ban Nha và Pháp không làm như vậy.
Hai cuộc trưng cầu ý dân vừa diễn ra là những tín hiệu cảnh báo cho các quốc gia. Một mặt họ phải xem lại liệu đã giải quyết thỏa đáng và nhận thức đầy đủ về quyền của các nhóm sắc tộc trong lãnh thổ của mình chưa. Những quyền này rất đa dạng từ chính trị, kinh tế và tự trị về văn hóa. Bài toán là các nhà nước phải thỏa mãn các yêu cầu này mà không được làm ảnh hưởng tới sự toàn vẹn lãnh thổ của cả đất nước. Lý luận chưa thông, trong khi thực tiễn quá phức tạp.
Đó thực sự là thách thức rất khó đối với nhiều quốc gia nếu muốn ‘hạ màn’ các phong trào ly khai./.
Ý kiến ()