Tuy nhiên, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong buổi gặp gỡ báo chí gần đây nhất vào ngày 5/7 vẫn luôn khẳng định thái độ của Trung Quốc là không tham gia cũng không thừa nhận kết quả của vụ kiện.
Một quan chức của Cục Hải dương Quốc gia Nhật Bản khuyên Trung Quốc hãy “bớt ảo tưởng và chuẩn bị tinh thần” bởi nhiều khả năng phán quyết của Tòa án sẽ có nhiều nội dung gây bất lợi cho Trung Quốc.
Ngay trong nội bộ của Trung Quốc cũng có những ý kiến trái ngược nhau. Một quan chức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng tỏ ý lo ngại rằng, sau vụ kiện của Philippines, Việt Nam và Indonesia cũng sẽ chuẩn bị hồ sơ để khởi kiện Trung Quốc về đường lưỡi bò và những hành vi ngày càng quá tại Biển Đông.
Trong trường hợp này, Trung Quốc đã bất lợi lại càng thêm bất lợi. Do vậy, Chính phủ Trung Quốc cần phải giải quyết vấn đề thông qua thương lượng ngoại giao.
Nhưng chính quyền Trung Quốc đã tiến hành tập trận tại Biển Đông (cuộc tập trận này đã bắt đầu từ ngày 5/7, dự định sẽ kết thúc vào ngày 11/7, chỉ trước có 1 ngày phiên tòa diễn ra), cấm mọi hoạt động qua lại trong khu vực mà Trung Quốc tập trận, đồng thời duy trì hoạt động của các tàu thuyền tại khu vực Senkaku/Điếu Ngư (Hoa Đông). Trong khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng “đây chỉ là cuộc diễn tập thông thường được tiến hành theo kế hoạch hàng năm”.
Chuyên gia bình luận quân sự nổi tiếng của Nhật Bản, ông Taoka Shyunzi đã cho rằng tất cả những phát ngôn của lãnh đạo Trung Quốc và hành động đang thực hiện tại khu vực Biển Đông thể hiện thái độ của Trung Quốc là bảo vệ ổn định khu vực theo phương châm của mình và không đi theo phán quyết của Tòa án.
Chuyên gia này cũng đã đưa ra giả thuyết rằng nếu như Tòa án đưa ra phán quyết có lợi cho Trung Quốc ở mục nào đó, thì Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào? Có lẽ Trung Quốc sẽ lại vận dụng kiểu “vơ lợi” về mình, quay sang ủng hộ biện pháp giải quyết vấn đề bằng hòa bình chăng?
Bên cạnh đó, Nghiên cứu viên cao cấp thuộc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế Nhật Bản, ông Kotani Tetsuo cho rằng thực ra Trung Quốc đã nhắc lại lập trường của Trung Quốc về “đường chín đoạn” liếm gần trọn Biển Đông. Nhưng nhìn từ góc độ nội dung trong phán quyết lần này thì chủ trương trên của Trung Quốc một nửa là vô căn cứ. Đó là điểm yếu “rất thú vị” của Trung Quốc.
Riêng về những động thái đối phó của Trung Quốc trong cuộc phán xét lần này, ông Kotani phân tích: Trên bàn ngoại giao, Trung Quốc sẽ luôn luôn thể hiện lập trường không thay đổi của mình đối với Biển Đông. Ngoài ra, nếu nội dung phán quyết của Tòa án là thứ gây bất lợi cho Trung Quốc, thì sẽ bị dư luận trong nước phản đối mạnh mẽ.
Chính vì lẽ đó Trung Quốc nhận thấy rằng cần thiết phải tăng cường sự “độc tài” để làm dịu làn sóng phản đối đó. Bởi lẽ nó sẽ ảnh hưởng tới nội bộ Trung Quốc. Và Trung Quốc lại tiếp tục kiểu nói không đi đôi với làm.
Nhật Bản vạch rõ mưu đồ khuếch trương của Trung Quốc
Giáo sư Akio Makabe thuộc trường Đại học Shinsu, Nhật Bản cho rằng, trong bối cảnh sức ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới đang giảm, nhưng cũng chưa tìm được ai thay thế vai trò lãnh đạo của Mỹ, thì đối với Trung Quốc vai trò đề xướng chủ nghĩa “khuếch trương” của Trung Quốc là thực sự vô lý.
Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc gần đây gần như không có đối thủ, các nước nhất thiết phải quan tâm tới tăng cường quan hệ với Trung Quốc, nhưng thực lực của nền kinh tế Trung Quốc nếu giảm thì chắc chắn sự phê phán đối với chủ nghĩa mở rộng của Trung Quốc sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Nếu nhìn về lâu dài, chính sách ngoại giao của Trung Quốc hiện tại đang có những hạn chế và khả năng cao là sẽ thay đổi. Lo ngại nhất ở đây là mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ xung quanh địa vị tại Châu Á, trong đó có vấn đề Biển Đông sẽ càng sâu sắc, và xích mích giữa hai bên khó tránh khỏi.
Đối với Nhật Bản giải pháp tốt nhất là bình tĩnh tìm hiểu những nhu cầu của các nước Châu Á và tăng cường quan hệ. Thời điểm hiện tại, nhiều nước Châu Á đang có nhu cầu cao trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, bên cạnh đó, Nhật Bản lại nắm trong tay về kỹ thuật đó nên tập trung đầu tư vào lĩnh vực này. Riêng vấn đề Biển Đông, trong bối cảnh tình hình dễ mất ổn định, giải pháp tốt nhất là kiềm chế Trung Quốc bằng luật p
Việt Nam cần linh hoạt với tam giác Nga-Mỹ-Trung
Với những phân tích trên cho thấy, sau phiên tòa, Trung Quốc sẽ tiếp tục làm khó cho các bên liên quan tới khu vực Biển Đông trong đó có Việt Nam.
Giáo sư Akio Makabe cũng phân tích thêm rằng để có thể mở rộng thâm nhập vào thị trường lớn thứ 2 thế giới nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Việt Nam sẽ “tránh xung đột với Trung Quốc”, nhưng nếu Trung Quốc mở rộng mạnh hoạt động tại khu vực Biển Đông thì Việt Nam tất yếu sẽ bảo vệ mình.
Cụ thể Việt Nam bên cạnh tăng cường thực lực sức mạnh quân đội, kinh tế (thông qua việc như tham gia vào TPP), cần tăng cường quan hệ với Nhật Bản, Mỹ, hợp tác quân sự với Nga để kiềm chế Trung Quốc.
Riêng đối với Mỹ, Việt Nam rất quan trọng đối với Mỹ trong việc xác nhận vị trí và sự tồn tại của Mỹ ở khu vực Châu Á. Hơn thế nữa, Mỹ lại muốn hợp tác với Việt Nam trong vấn đề đối phó với Trung Quốc tại Biển Đông, điều này cũng là một thuận lợi đối với Việt Nam.
Trong lĩnh vực quân sự, Nga là một nước có lịch sử hợp tác với Việt Nam chặt chẽ. Nga vừa đảm bảo quan hệ với Trung Quốc, nhưng việc tăng cường quan hệ với các nước ngoài Trung Quốc có ý nghĩa rất lớn với Nga. Việt Nam cũng đã mua tàu của Nga, đồng thời cũng đã nhận được sự ủng hộ từ Nga.
Đồng thời với những yếu tố trên, Việt Nam cũng không thể không coi trọng mối quan hệ hợp tác kinh tế với Trung Quốc. Hơn thế nữa Việt Nam cùng một lúc cân bằng quan hệ với Mỹ, Trung Quốc, Nga, linh hoạt khoảng cách cần thiết trong quan hệ của 3 nước đó.
Thiết lập mối quan hệ theo kiểu tăng cường quan hệ với Mỹ mà trung tâm là lĩnh vực an ninh, thúc đẩy quan hệ mạnh với Nga ở lĩnh vực quân sự, vừa cứng rắn vừa mềm mỏng với Trung Quốc.
Tuy nhiên, Việt Nam mong muốn kiềm chế Trung Quốc từ vai của Mỹ. Nhưng nếu sự dàn xếp đối với Mỹ nhanh quá thì khả năng gây hiềm khích với Nga và Trung Quốc là cao, khiến Trung Quốc sẽ tăng cường thêm sức mạnh tại Biển Đông, đẩy Việt Nam rơi vào tình trạng khó khăn hơn.
Có thể thấy, Trung Quốc luôn luôn có những hành vi khó đoán và thường đi ngược lại với nguyên tắc quốc tế. Điều này đòi hỏi các bên liên quan tiếp tục kiên trì, tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt là những nước như Mỹ, Nhật, Australia…đưa an ninh khu vực Biển Đông đi vào quĩ đạo chung của thế giới./.
Ý kiến ()