Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Chủ Nhật, 19/01/2025 22:25 (GMT +7)
Đại dịch COVID-19 vạch trần nỗi nghèo đói ẩn giấu tại Nhật Bản
Thứ 5, 21/01/2021 | 09:56:00 [GMT +7] A A
Ông Yuichiro mừng rỡ khi nhận được bọc quà từ thiện. Sự kiện này được tổ chức nhằm giúp đỡ những người dân Nhật Bản đang rơi vào vòng xoáy đói nghèo do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Các tình nguyện viên tổ chức Tenohasi tổ chức các phiên “tư vấn cuộc sống” cho những người cần thiết tại một công viện ở quận Ikebukuro. Ảnh: AFP
“Chẳng có việc để làm. Các phương tiện truyền thông không đưa tin thường xuyên nhưng nhiều người đã phải ngủ tại ga tàu điện và trong các hộp bìa carton. Một vài người đang chết đói”, người đàn ông 46 tuổi hành nghề xây dựng phàn nàn trong lúc ôm chặt chiếc túi nhỏ chứa nhu yếu phẩm đi giữa trời đông lạnh giá ở thủ đô Tokyo.
Cho đến nay, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới trải qua đợt bùng phát dịch COVID-19 không quá thiệt hại, với gần 4.500 người chết đồng thời không phải phong tỏa quyết liệt như các nước khác.
Với tỷ lệ thất nghiệp dưới 3% và sở hữu mạng lưới an sinh xã hội vững mạnh, Nhật Bản chứng tỏ bản thân là nước có thể chống chọi tốt với tác động tiêu cực của dịch bệnh với nền kinh tế.
Tuy nhiên, các nhà vận động cho biết những người dễ bị tổn thương nhất vẫn bị ảnh hưởng sâu sắc từ đại dịch. Các số liệu thống kê đã che giấu tình trạng tỷ lệ thất nghiệp cao cũng như những người có việc làm tạm thời bị trả lương thấp.
“Dịch bệnh, gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và giảm lương đã ảnh hưởng trực tiếp đến những lao động nghèo – những người hầu như chẳng tích lũy được gì trước đây”, người đứng đầu Trung tâm hỗ trợ người nghèo Moyai, ông Ren Ohnishi cho biết.
Có khoảng 40% lao động làm những công việc tạm thời với mức lương thấp và hợp đồng có thể bị chấm dứt bất kỳ lúc nào. Không ít người phải chật vật để được nhận hỗ trợ.
Ông Yuichiro đã từ chối tiết lộ họ của mình với phóng viên AFP. Người đàn ông này cho biết đã đi từ cơ quan chính phủ này đến cơ quan khác để xin hỗ trợ, sau cùng lại nhận được thông báo rằng các chính sách hiện nay chỉ dành cho người có con nhỏ. Ông than thở rằng: “Dù vậy, có rất nhiều người lớn chẳng có gì để ăn”.
Trên 10 triệu người ở Nhật Bản đang sống dưới mức thu nhập 19.000 USD/năm (khoảng 440 triệu đồng). Cứ 6 người thì có 1 người sống ở ngưỡng “cận nghèo” với thu nhập thấp hơn một nửa mức trung bình cả nước. Các nhà kinh tế cho biết đã có nửa triệu người Nhật Bản mất việc làm trong vòng 6 tháng qua và phản ứng dây chuyền đang lan rộng ra toàn đất nước.
“Tôi tin chắc rằng tầng lớp trung lưu đang sụp đổ”, Kenji Seino – người đứng đầu Tổ chức cứu trợ phi lợi nhuận Tenohas, nhận định. Chừng 250 người xếp thành dài tại quận Ikebukuro đông đúc của Tokyo để chờ nhận đồ ăn, quần áo, túi ngủ và thuốc men từ những tình nguyện viên của Tenohasi. Ông Seino chia sẻ thêm: “Những người đã phải vận lộn với cuộc sống nay tiếp tục phải đương đầu với dịch bệnh. Họ như thể đi trên sợi dây thăng bằng mà sợi dây này vừa bị đứt”.
Giới chuyên gia cảnh báo khó khăn kinh tế có thể làm leo thang vấn nạn tự tử vốn gia tăng từ cuối năm ngoái. Mỗi 1% gia tăng về tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản tương đương với việc sẽ có thêm 3.000 người tự tử trong một năm, theo Viện nghiên cứu NLI.
Phụ nữ là đối tượng đang đối diện với khó khăn kinh tế bởi vì nhiều người trong số họ làm những công việc tạm thời tại các ngành bán lẻ, nhà hàng và khách sạn… đều bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh.
Ông Seino cho biết gần 20% các trường hợp ông trợ giúp là phụ nữ nhưng ông tin rằng còn rất nhiều người đã không tìm kiếm sự hỗ trợ. Lối suy nghĩ ngại ngùng và sợ bị kỳ thị nếu sống bằng trợ cấp đã làm nhiều người chùn bước. Ông chia sẻ: “Một vài phụ nữ cho rằng con cái của họ không thể bước ngẩng cao đầu nếu họ sống bằng trợ cấp xã hội”.
https://baotintuc.vn/the-gioi/dai-dich-covid19-vach-tran-noi-ngheo-doi-an-giau-tai-nhat-ban-20210120081431016.htm
Ý kiến ()