Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Bảy, 18/01/2025 02:16 (GMT +7)
Để trống ghế giữa hạn chế COVID-19 lây lan trên máy bay
Thứ 3, 27/04/2021 | 18:16:00 [GMT +7] A A
Một số mô hình nghiên cứu của Mỹ cho thấy để trống hàng ghế giữa trên máy bay có khả năng làm giảm nguy cơ lây nhiễm SAR-CoV-2. Tuy nhiên, các hãng hàng không lại không làm thế.
Khử trùng trên máy bay trong mùa COVID-19. Ảnh: NBC News
Nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Đại học Bang Kansas thực hiện vào thời điểm hầu như không có mấy chuyến bay bỏ trống hàng ghế giữa. Tại Mỹ, chỉ có hãng Delta tiếp tục để trống hàng ghế giữa và đã thông báo sẽ chỉ duy trì đến ngày 30/4. CDC khuyến cáo những người chưa được tiêm phòng COVID-19 không nên đi máy bay khi không cần thiết.
Nghiên cứu mới được công bố bắt nguồn từ năm 2017, liên quan đến nghiên cứu bệnh cúm vào thời điểm đó. Các nhà nghiên cứu của Đại học Bang Kansas đã thiết lập các cabin máy bay giả chứa ma-nơ-canh với thân nhiệt giống con người để mô phỏng sự lây lan của virus trong máy bay.
Virus MS2, một loại virus RNA tấn công một số vi khuẩn nhất định nhưng vô hại đối với con người, được phát tán vào không khí của các ca-bin giả. Virus này thường được sử dụng để thay thế cho các mầm bệnh nguy hiểm lây lan qua các giọt bắn nhỏ và lơ lửng trong không khí như cách thức lây lan của COVID-19.
Thông qua việc sử dụng dữ liệu từ các thí nghiệm mô phỏng đối với ca-bin một lối đi và hai lối đi, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một mô hình máy tính để phân tích mức độ giảm thiểu khả năng lây nhiễm SAR-CoV-2 trong khoảng cách từ người bệnh. Các nhà nghiên cứu cũng tiến hành nghiên cứu mức độ lây nhiễm trong trường hợp các ghế giữa bị bỏ trống hoặc có người ngồi.
Dựa trên các tình huống đặt ra, kết quả cho thấy tỉ lệ lây nhiễm giảm từ 23% – 57% khi các ghế giữa bị bỏ trống. Con số 23% xảy ra khi một hành khách mắc COVID-19 ngồi cùng hàng ghế với một hành khách không bị bệnh. Việc để một ghế trống giữa hai người làm giảm gần một phần tư nguy cơ hành khách không bị bệnh tiếp xúc với virus.
Các nhà nghiên cứu cũng lập ra mô hình giảm thiểu rủi ro cho toàn bộ khoang 120 người khi một, hai hoặc ba người trên máy bay bị nhiễm SARS-CoV-2 và các ghế giữa bị bỏ trống. Họ phát hiện ra rằng tùy thuộc vào số lượng người bị nhiễm bệnh, việc để trống ghế giữa làm giảm nguy cơ tiếp xúc với virus từ 35% – 39,4%.
Trên thực tế, việc bỏ trống ghế giữa làm giảm số người có khả năng lây nhiễm trên máy bay lên đến 33%, so với khi máy bay kín chỗ. Để tránh làm sai lệch kết quả về khoảng cách, các nhà nghiên cứu chỉ đặt những hành khách có khả năng lây nhiễm ở lối đi hoặc ghế giữa trong mô hình này. Do đó, việc giảm khả năng lây nhiễm có liên quan cụ thể đến các ghế trống, không liên quan tới việc ít hành khách hơn về tổng thể.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm một kịch bản trong đó 9 hành khách lây nhiễm được sắp xếp rải rác giữa ba hàng đầy đủ, so với kịch bản ghế giữa bị bỏ trống và có 6 hành khách lây nhiễm trong tổng số 12 hành khách ở ba hàng. Kịch bản này đo được các tác động kết hợp của khoảng cách và việc giảm sức chứa. Kết quả cho thấy khả năng tiếp xúc với virus giảm 57% khi bỏ trống ghế giữa. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng phơi nhiễm không giống như lây truyền một bệnh nhiễm trùng thực sự, nhưng phơi nhiễm là điều kiện tiên quyết để lây lan virus.
Mặc dù có cảm giác rằng lên máy bay đồng nghĩa với việc hít thở chung bầu không khí với hơn 100 người lạ có khả năng nhiễm bệnh, nhưng thực tế, qua một vài dãy ghế, hệ thống thông gió trên máy bay sẽ thu gom và lọc không khí. Điều này có nghĩa là hành khách chỉ thực sự phải chia sẻ phần lớn không khí với những người ngồi gần.
Việc phát hiện ra các vấn đề khoảng cách lặp lại dữ liệu thực tế về các đợt bùng phát dịch bệnh trên máy bay cho thấy việc ở gần người lây nhiễm hơn có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao hơn. Phát hiện trên cũng là những gì đã xảy ra trong các đợt bùng phát dịch thật sự trên máy bay. Tức là ở càng gần người nhiễm virus thì rủi ro nhiễm virus càng cao.
Vì dữ liệu ban đầu trong các mô hình ca-bin được thu thập trước khi bùng phát đại dịch COVID-19, các nhà nghiên cứu đã không kiểm chứng hiệu quả của khẩu trang đối với sự lây lan của virus. Khẩu trang có tác dụng ngăn chặn các giọt bắn hô hấp lớn, không bay xa trước khi rơi xuống, đồng thời giúp ngăn chặn sự lây truyền qua tiếp xúc bằng cách giữ cho tay tránh xa mũi và miệng. Chúng cũng có thể chặn các giọt bắn nhỏ hơn, nhưng kém hiệu quả hơn. Do đó, kết hợp bỏ trống hàng ghế giữa và khẩu trang có khả năng bảo vệ tốt hơn so với việc chỉ đeo khẩu trang.
https://baotintuc.vn/the-gioi/de-trong-ghe-giua-han-che-covid19-lay-lan-tren-may-bay-20210427135734414.htm
Ý kiến ()