Thứ Tư, 23/10/2024 17:25 (GMT +7)

Nghiệm thu, sử dụng kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng sau khi nâng cấp, cải tạo

Thứ 5, 10/10/2024 | 11:36:05 [GMT +7] A  A

Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 (Ban 10) tổ chức nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng gói thầu “Gói XL 03: Nạo vét kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng đoạn 3 (K28+000 - K44+200); Kè Tân Hưng; Kè Vĩnh Thạnh” thuộc dự án nâng cấp cải tạo kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng trên địa bàn huyện Tân Hưng vào ngày 09/10/2024.

Nạo vét kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng đoạn 3 từ ngã ba kênh Phước Xuyên 28 đến ngã năm kênh Cả Môn, huyện Tân Hưng có tổng chiều dài hơn 16km

 Theo đó, công trình Nạo vét kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng đoạn 3 từ ngã ba kênh Phước Xuyên 28 đến ngã năm kênh Cả Môn, huyện Tân Hưng với tổng chiều dài hơn 16km, chiều rộng đáy 40 mét; Kè Tân Hưng có tổng chiều dài hơn 01 ngàn 200 mét, Kè kiểu tường đứng có kết cấu bằng cừ bê tông cốt thép dự ứng lực dài 12 mét kết hợp với tường vải địa kỹ thuật cuộn cát sau lưng Kè, bên trên là lan can bằng ống thép nhúng kẽm nóng, phía bờ lát gạch; Kè Vĩnh Thạnh có tổng chiều dài khoảng 240 mét, Kè rọ đá kết hợp thảm đá hộc gia cố chống xói chân Kè.

Công trình do Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế là Liên danh Trung tâm ứng phó Thiên tai và Biến đổi khí hậu - Viện quy hoạch Thủy lợi miền Nam; Liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng Thủy lợi Cà Mau - Tổng Công ty 319 - Bộ Quốc phòng - Công ty Cổ phần Xây dựng Ngọc Á Châu - Công ty TNHH Nguyễn Phát thi công xây dựng.

Kè Tân Hưng có tổng chiều dài hơn 01 ngàn 200 mét

Tổng nguồn vốn xây dựng dự án nâng cấp cải tạo kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng là 951 tỷ đồng, riêng gói thầu Gói XL 03: Nạo vét kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng đoạn 3; Kè Tân Hưng; Kè Vĩnh Thạnh có nguồn vốn đầu tư hơn 205 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

Sau hơn 20 tháng khởi công xây dựng đến nay công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần tăng khả năng chuyển nước ngọt, trữ nước và tiêu thoát lũ từ sông Tiền sang sông Vàm Cỏ Tây, cấp nước sản xuất, sinh hoạt cho vùng phía Bắc Đồng Tháp Mười, đẩy mặn trên sông Vàm Cỏ Tây trong mùa khô. Đồng thời, thúc đẩy liên kết vùng và phát triển giao thông đường thủy.

Duy Phước

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu