Thứ Tư, 15/01/2025 23:00 (GMT +7)

Ngoại trưởng Philippines lên tiếng về Biển Đông

Thứ 3, 05/07/2016 | 00:00:00 [GMT +7] A  A

Ít ngày trước khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay đã tiết lộ cách thức nước này phản ứng nếu nhận được một kết quả thuận lợi.

Ngoại trưởng Perfecto Yasay trả lời phỏng vấn.

Ngoại trưởng Yassay ngày 4/7 cho hay ông sẽ chọn lựa các cuộc đàm phán đa phương hoặc song phương để giải quyết tranh chấp về lãnh hải trên Biển Đông với Trung Quốc và các nước khác. “Chúng tôi tìm kiếm hòa bình, chứ không phải chiến tranh”, ông Yasay nhấn mạnh.

Các cuộc đàm phán song phương cũng chính là hình thức mà ngay từ đầu Bắc Kinh đã thuyết phục Manila chọn lựa để giải quyết vấn đề, thay vì đệ đơn kiện lên tòa án quốc tế.

Về vấn đề này, cựu quan chức phụ trách vấn đề hàng hải của Bộ Ngoại giao Philippines, ông Alberto Encomienda đã đưa ra nhận xét rằng bị kiện ra tòa là một hành động khiến Bắc Kinh xấu hổ trước cộng đồng quốc tế. “Đàm phán và tìm kiến đồng thuận. Đó là cách thức của châu Á”, ông Encomienda nói.

Tuy nhiên theo chuyên gia an ninh quốc gia Rommel Banlaoi, các cuộc đàm phán trong quá khứ với Trung Quốc đều đi tới ngõ cụt. Thay vì lùi bước, Bắc Kinh chỉ “thêm hung hẵn” trong việc đơn phương tuyên bố chủ quyền với một vùng biển rộng lớn.

“Nói cách khác, chúng ta đã bị các hành động của Trung Quốc ép buộc để theo đuổi vụ kiện trên tòa án quốc tế”, ông Banlaoi lưu ý. Đối với vị chuyên gia này, giành phần thắng trong vụ kiện sẽ cho Manila một “lực đối trọng” hay như một “đòn bẩy” để chống lại những ưu thế về quân sự cũng như kinh tế mà Bắc Kinh có.

Cùng ngày, trả lời câu hỏi Philippines sẽ phản ứng ra sao nếu Trung Quốc đề nghị trao đổi một số dự án đầu tư kinh tế để nước này rút đơn kiện, Ngoại trưởng Yasay đã hỏi ngược lại phóng viên rằng: “Anh có cho rằng đó là điều phù hợp trong việc thúc đẩy những lợi ích quốc gia tối thượng? Đây là câu hỏi mà chúng ta luôn cố gắng giải đáp trong quá trình xử lý các tình huống, các vấn đề và mối lo ngại”. “Các lợi ích quốc gia tối trọng không thể bị làm tổn hại”, ông nhấn mạnh.

Hoàng Trang (theo Rappler/CNN)

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu