Thứ Ba, 30/04/2024 16:30 (GMT +7)

Tân Hưng: Nâng cao thu nhập từ mô hình trồng chanh bông tím

Thứ 4, 10/04/2024 | 10:32:43 [GMT +7] A  A

Dù đã gần 70 tuổi nhưng với tinh thần dám nghĩ, dám làm và sự chăm chỉ, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, bà Nguyễn Thị Lập – hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ ở ấp Cả Nổ, xã Vĩnh Lợi, huyện Tân Hưng đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng chanh bông tím, bước đầu mô hình mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Vườn chanh bông tím xen trồng dừa với diện tích 4 hecta của bà Nguyễn Thị Lập, ấp Cả Nổ, xã Vĩnh Lợi, huyện Tân Hưng.

Bà Nguyễn Thị Lập, sinh năm 1956, quê ở huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Năm 2008, bà Lập có mua đất để canh tác ở ấp Cả Nổ, xã Vĩnh Lợi, đến năm 2015 thì gia đình bà chuyển về vùng đất này để định cư cho đến nay.

Bà Lập trồng hơn 01 ngàn cây chanh bông tím xen 01 ngàn 200 cây dừa trên diện tích 4 hecta đất

Bà Nguyễn Thị Lập cho biết, gia đình bà có hơn 06 hecta đất sản xuất nông nghiệp trồng lúa nhưng do giá cả bấp bênh, cộng với sâu bệnh, dịch hại nên việc sản xuất lúa không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhận thấy mô hình trồng chanh bông tím ở quê nhà huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đang cho hiệu quả kinh tế khá cao, năm 2022 bà Lập đã bàn bạc với gia đình và thống nhất vay vốn thêm từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện với số tiền là 70 triệu đồng để tiến hành lên líp chuyển đổi 4 hecta đất trồng lúa sang trồng hơn 01 ngàn cây chanh bông tím xen 01 ngàn 200 cây dừa.

Chanh bông tím ra trái chùm, cây cho trái quanh năm.

Qua trao đổi, bà Nguyễn Thị Lập cho biết, gia đình bà có hơn 06 hecta đất sản xuất nông nghiệp trồng lúa nhưng do giá cả bấp bênh, cộng với sâu bệnh, dịch hại nên việc sản xuất lúa không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhận thấy mô hình trồng chanh bông tím ở quê nhà huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đang cho hiệu quả kinh tế khá cao, năm 2022 bà Lập đã bàn bạc với gia đình và thống nhất vay vốn thêm từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện với số tiền là 70 triệu đồng để tiến hành lên líp chuyển đổi 4 hecta đất trồng lúa sang trồng hơn 01 ngàn cây chanh bông tím xen 01 ngàn 200 cây dừa.

Bà Nguyễn Thị Lập phấn khởi thu hoạch chanh sau hơn một năm tích cực chăm sóc.

Những tháng đầu năm 2024 đến nay, bà Lập đã thu hoạch được 03 đợt chanh (đợt sau cao hơn đợt trước) với năng suất đạt hơn 14 tấn, giá bán cho thương lái từ 19 ngàn 500 đồng đến 21 ngàn 500 đồng/kg, thu nhập gần 300 triệu đồng. Đối với cây dừa, dự tính sau 01 năm nữa sẽ bắt đầu cho trái.

Chanh bông tím cho trái to, nhiều nước. Trung bình từ 10 – 20 trái chanh sẽ đạt trọng lượng 01kg.

Những tháng đầu năm 2024 đến nay, bà Lập đã thu hoạch được 03 đợt chanh (đợt sau cao hơn đợt trước) với năng suất đạt hơn 14 tấn, giá bán cho thương lái từ 19 ngàn 500 đồng đến 21 ngàn 500 đồng/kg, thu nhập gần 300 triệu đồng. Đối với cây dừa, dự tính sau 01 năm nữa sẽ bắt đầu cho trái.

Đây là thành quả mang lại niềm vui và phấn khởi cho gia đình bà Nguyễn Thị Lập.

Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, bà Lập còn tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động do địa phương và Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp phát động. Đồng thời, sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật giúp đỡ các chị em phụ nữ nếu muốn thực hiện mô hình trồng chanh bông tím.

Thương lái đến tận nơi để thu mua chanh.
Chanh đang có giá trong mùa nắng nóng

Từ hiệu quả bước đầu của việc trồng chanh bông tím, dự kiến thời gian tới bà Lập sẽ tiếp tục tục nhân rộng diện tích 6 ngàn mét vuông để trồng thêm 400 cây chanh bông tím. Qua đó, đã mở ra một hướng đi mới về chuyển đổi cây trồng phù hợp với địa phương, góp phần cải thiện kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân trong thời gian tới.

Duy Phước

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu