Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Chủ Nhật, 19/01/2025 16:02 (GMT +7)
Trung Quốc xây dựng ‘Con đường Tơ lụa Số’ trải dài từ Á sang Phi
Thứ 2, 01/02/2021 | 13:46:00 [GMT +7] A A
Đoạn cuối cùng nằm trong tuyến cáp quang xuyên biên giới của Trung Quốc sẽ được đặt tại Pakistan nhằm tạo ra Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số (DSR).
Sáng kiến của Trung Quốc ít chú trọng hơn vào cơ sở hạ tầng nặng truyền thống mà tập trung nhiều vào hợp tác công nghệ cao. Ảnh minh họa: Pixabay.com
Theo tạp chí Nikkei Asia, DSR là một phần trong Sáng kiến “Vành đai, Con đường” (BRI) của Trung Quốc.
Tuyến cáp quang này sẽ được nối với tuyến cáp quang ngầm “Pakistan Đông Phi Kết nối Châu Âu” (PEACE) tại Biển Arab, nhằm phụ vụ các quốc gia tham gia BRI và châu Âu. Hiện tuyến cáp quang này nằm giữa thành phố Rawalpindi và các thành phố cảng Karachi cùng Gwadar của Pakistan. Dự án với tổng chi phí đầu tư là 240 triệu USD, có đối tác là Tập đoàn Công nghệ Huawei, đã nhận được phê duyệt từ Chính phủ Pakistan vào tuần trước.
Tiến trình đặt cáp quang tại vùng biển Pakistan sẽ bắt đầu từ tháng 3 tới, sau khi chính phủ nước này cấp phép cho Cybernet – một nhà cung cấp mạng địa phương – chịu trách nhiệm xây dựng trạm đầu mối cáp Biển Arab tại Karachi.
Trước đó, tuyến cáp Địa Trung Hải đã được xây dựng, kéo dài từ Ai Cập tới Pháp. Tuyến cáp dài 15.000 km dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm nay.
Tuyến cáp PEACE sẽ cung cấp đường truyền Internet trực tiếp ngắn nhất giữa các quốc gia tham gia BRI và sẽ giảm đáng kể tốc độ truyền dữ liệu Internet. Nó được kỳ vọng sẽ giúp Pakistan giảm thiểu nguy cơ mất mạng do cáp ngầm bị hỏng bằng cách cung cấp thêm một tuyến đường kết nối Internet.
Theo Eyck Freymann – tác giả cuốn sách “Vành đai, Con đường: Sức mạnh Trung Quốc đáp ứng nhu cầu thế giới”, BRI đang phát triển để ít chú trọng hơn vào cơ sở hạ tầng nặng truyền thống mà tập trung nhiều hơn vào hợp tác công nghệ cao và dịch vụ kỹ thuật số.
Ông nhận định “Bắc Kinh muốn thống trị cơ sở hạ tầng vật lý nền tảng cho truyền thông toàn cầu, đặc biệt là Internet. Điều này sẽ mang lại lợi thế cho họ trong việc quốc tế hóa lĩnh vực công nghệ và theo đuổi các thỏa thuận liên quan đến công nghệ trong tương lai với các nước đối tác”.
Sáng kiến BRI đầy tham vọng trị giá hàng nghìn tỷ USD được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố năm 2013, nhằm mục đích thúc đẩy kết nối và hợp tác giữa Đông Á, Châu Âu và Đông Phi. Theo tính toán của các chuyên gia, sáng kiến này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đáng kể thương mại toàn cầu, cắt giảm một nửa chi phí giao dịch cho các quốc gia liên quan.
https://baotintuc.vn/the-gioi/trung-quocxaydung-con-duong-to-lua-so-trai-dai-tu-a-sang-phi-20210201070134607.htm
Ý kiến ()