Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Ba, 04/02/2025 17:48 (GMT +7)
Vùng Đông Bắc Trung Quốc – một đầu tàu kinh tế hướng ngoại
Thứ 2, 26/08/2019 | 10:21:00 [GMT +7] A A
Từ Thái Lan cho đến Kenya, tàu hỏa chạy trên đường ray sản xuất tại Trung Quốc. Vùng Đông Bắc của Trung Quốc “đang cố vươn tay” để tham gia vào các dự án ở nước ngoài khi tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều trở ngại.
Một tàu chở hàng cập cảng tại tỉnh Liêu Ninh. Ảnh: AP
Theo thãng thông tấn AP (Mỹ), sáng kiến “Vành đai, Con đường” ra đời từ 2012 được kỳ vọng giúp tăng cường nhu cầu hàng hóa Trung Quốc từ các quốc gia đang phát triển ở thời điểm tình hình kinh tế của Trung Quốc không mấy khởi sắc, tiếp đó là cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ.
Qua “Vành đai, Con đường”, nhiều tuyến đường sắt, nhà máy năng lượng và cơ sở hạ tầng khác mọc lên tại hơn 60 quốc gia từ Nam Thái Bình Dương qua châu Á, châu Âu và châu Phi. Ước tính chi phí dành cho tất cả các dự án được lên kế hoạch là vào khoảng 6.000 tỷ USD.
Công ty Ansteel tại tỉnh Liêu Ninh, một tỉnh ở Đông Bắc Trung Quốc, đã thắng thầu cung cấp thép xây dựng đường ray tại Thái Lan và Kenya. Ở Pakistan, công ty này cũng cung cấp tới 8.000 tấn vật liệu để dựng đường ray.
Doanh nghiệp quốc doanh Ansteel nằm trong nhóm hàng chục nhà cung cấp thép, thiết bị công nghiệp và hàng hóa khác trong khu vực được kỳ vọng về xuất khẩu của Trung Quốc.
Trung Quốc đang hỗ trợ để thành phố cảng Đại Liên (Liêu Ninh) trở thành “tâm điểm” của “Vành đai, Con đường” kết nối các tàu chở hàng tại Đông Á và châu Âu.
Theo Sở Thương mại địa phương, xuất khẩu từ Liêu Ninh tới các quốc gia nằm trong “Vành đai, Con đường” đã tăng tới 20,3% trong quý đầu năm nay. Trong khi đó, buôn bán tới Malaysia và Các tiểu Vương Quốc Arab Thống nhất đã tăng gấp đôi.
Hầu hết các dự án “Vành đai, Con đường” đều nhận được ủng hộ tài chính từ ngân hàng Trung Quốc và do các nhà thầu nước này cung cấp công nghệ, vật liệu.
Chính phủ Trung Quốc chưa công bố thông tin cụ thể về số dự án và quy mô đầu tư. Song theo Viện Doanh nghiệp Mỹ tại Washington, tính đến cuối năm 2018 đã có gần 200 tỷ USD được chi dành cho “Vành đai, Con đường”.
Nhiều nước chủ trương sử dụng vật liệu xây dựng từ các nhà cung cấp địa phương nhưng “Vành đai, Con đường” vẫn là cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp Trung Quốc.
Công ty Công nghiệp nặng Huarui tại Đại Liên đã ký hợp đồng với 15 quốc gia tham gia “Vành đai, Con đường”, trong đó có Bangladesh và Pakistan. Đại diện của Huarui cho biết xuất khẩu đến các quốc gia tham gia “Vành đai, Con đường” chiếm tới 60% sản lượng xuất khẩu của doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, chính phủ một số quốc gia như Thái Lan, Tanzania, Sri Lanka và Nepal đã tỏ ra ngần ngại trong việc tái đàm phán các dự án “Vành đai, Con đường” vì họ cho rằng quá đắt đỏ hoặc không đem lại nhiều công việc cho nhà thầu địa phương.
Ý kiến ()