Chủ Nhật, 19/01/2025 10:37 (GMT +7)

10 tổng công ty, tập đoàn sẽ thoái vốn, cổ phần hoá ‘bom tấn’ năm 2017-2018

Thứ 2, 14/08/2017 | 15:27:00 [GMT +7] A  A

Từ cuối năm 2017 đến năm 2018, các chuyên gia kinh tế dự báo sẽ có 10 thương vụ từ tổng công ty, tập đoàn thoái vốn, cổ phần hóa “bom tấn”, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.

1. Vinamilk: Chính phủ phê duyệt phương án bán hơn 48,3 triệu cổ phiếu, tương đương 3,33% vốn điều lệ của Vinamilk, giảm sở hữu Nhà nước xuống còn 36% vốn. Số tiền thu về dự tính đạt khoảng 6.500 – 7.000 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong tháng 10/2017.

2. Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco): Nhà nước đang nắm giữ 89,59%. Phương án thoái vốn đang được xây dựng và dự kiến trình Bộ Công thương trong quý III/2017.

 

3. Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco): Nhà nước đang nắm giữ 81,79% vốn điều lệ. Thủ tướng Chính phủ đã cho phép bán thêm 5,77% cho nhà đầu tư chiến lược Carlsberg (đang sở hữu 15,77%). Nhà nước sẽ thoái toàn bộ 100% vốn tại đây, tương đương 9.000 tỷ đồng. Đơn vị tư vấn đang hoàn thiện tờ trình phương án thoái vốn để trình Bộ Công Thương.

4. Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power): Dự kiến, IPO diễn ra vào quý III/2017. Theo Quyết định về việc xác định giá trị PV Power để cổ phần hóa, tại thời điểm 31/12/2015, giá trị thực tế của doanh nghiệp của công ty mẹ – Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam là 60.623 tỷ đồng (khoảng 2,67 tỷ USD). Trong đó, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại PV Power là 33.556 tỷ đồng.

5. Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2): Dự kiến, IPO sẽ thực hiện trong quý III/2017. Theo phương án cổ phần hóa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 9/2016, giá trị doanh nghiệp của Vinafood 2 được xác định là 4.980 tỷ đồng.

6. Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil): Giá trị doanh nghiệp PV Oil được Bộ Công thương phê duyệt là 10.342 tỷ đồng. PV Oil đang trình phê duyệt kế hoạch bán đến 64,9% vốn nhà nước trong đợt đầu, trong đó bán cho cổ đông chiến lược từ 44-49%, bán thông qua đấu giá công khai 15-20% và bán ưu đãi cho cán bộ công nhân viên 1%. Thời điểm IPO dự kiến vào cuối quý III hoặc đầu quý IV/2017.

Nhà nước sẽ thoái toàn bộ 100% vốn tại Habeco, tương đương 9.000 tỷ đồng. Ảnh: CTV

7. Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (IDICO): Số cổ phần phát hành lần đầu là 300 triệu cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Nhà nước sẽ bán hết 108 triệu cổ phần nắm giữ (chiếm 36% vốn điều lệ). 135 triệu cổ phần (45% vốn điều lệ) bán cho nhà đầu tư chiến lược. Hơn 55 triệu cổ phần (18,44% vốn điều lệ) sẽ được đấu giá công khai và hơn 1,5 triệu cổ phần còn lại sẽ bán cho người lao động. IDICO có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp…8. Tổng công ty Sông Đà: Vốn điều lệ 4.500 tỷ đồng, tương đương 450 triệu cổ phần lưu hành. Nhà nước sẽ nắm giữ 51% cổ phần đến hết năm 2019 và sẽ giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 50% vào năm 2020. 135 triệu cổ phần sẽ bán cho nhà đầu tư chiến lược (30% vốn điều lệ), bán qua IPO 84,77 triệu cổ phần (18,82% vốn điều lệ) và bán cho người lao động 822 nghìn cổ phần (0,18% vốn điều lệ). Theo kế hoạch, năm 2017, Tổng công ty Sông Đà sẽ hoàn thành cổ phần hóa.

9. Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG): Dự kiến hoàn thành cổ phần hóa trong quý III/2017. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Nhà nước giữ 75% vốn điều lệ của VRG cùng 20 đơn vị thành viên và 4 đơn vị sự nghiệp. Dự kiến, khi IPO, chào bán 25% vốn, VRG ước tính thu 10.000 tỷ đồng.

10. Tổng công ty Phát điện (Genco) 1, 2, 3 thuộc Tập đoàn EVN: Thủ tướng yêu cầu phải hoàn thành cổ phần hóa Genco 3 trong năm 2017; Genco 1 và Genco 2 trong năm 2018. Phương án cổ phần hóa Genco 3 đang chờ phê duyệt theo hướng Nhà nước giữ không dưới 51% vốn khi IPO, giá trị doanh nghiệp của Genco 3 là 91.433 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước là 24.600 tỷ đồng.

Hải Yên/Báo Tin Tức (Tổng hợp)

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu