Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Năm, 06/02/2025 12:01 (GMT +7)
Anh Văn Công Được thành công trong nuôi bò sinh sản
Thứ 2, 21/05/2018 | 09:58:00 [GMT +7] A A
Nhận thấy thế mạnh tại địa phương thích hợp với việc chăn nuôi bò, anh Văn Công Được, sinh năm 1987 ấp 2B xã Tân Ân, huyện Cần Đước quyết định xây dựng chuồng trại nuôi bò sinh sản, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2014, anh đầu tư vốn mua 4 con bò mẹ và 2 con bê, trung bình mỗi năm bò sinh sản từ 4- 5 con, mỗi con nuôi từ 5-6 tháng, trừ chi phí mỗi năm thu nhập gần 100 triệu đồng. Với anh chăn nuôi bò không khó, ngoài chăn thả có thể nuôi nhốt, không phải tốn thêm vốn đầu tư, chỉ tốn công chăm sóc nhưng phải cẩn thận tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi và cách phòng bệnh. Bên cạnh đó, nguồn thức ăn phải phong phú; ngoài rơm, rạ dồi dào sẵn có, anh còn trồng thêm 1.500m2 cỏ voi kết hợp pha trộn một số loại thức ăn hỗn hợp như: cám ngô, cám gạo làm thức ăn tinh, nên chi phí giảm đáng kể.
Anh Văn Công Được thành công trong nuôi bò sinh sản
Với kinh nghiệm học hỏi thực tế từ những người đi trước, anh Được tự trang bị cho mình nhiều kỹ thuật chăm sóc bò hiệu quả để ngăn phòng ngừa dịch bệnh, tạo ra sản phẩm bò chất lượng, năng suất cao. Ngoài việc thu lợi nhuận từ thịt, anh còn tận dụng phụ phẩm phân bò bán cho lái, mỗi năm thu nhập gần 20 triệu; đồng thời, dùng phân bò bón cây quanh vườn và nuôi trùng quế bằng mô hình khép kín, lọc nước tiểu bò đưa vào hầm bioga sử dụng trong sinh hoạt, tiết kiệm được chi phí.
Anh Văn Công Được tận dụng phụ phẩm phân bò làm mô hình nuôi trùng quế khép kín
Bằng niềm đam mê lao động, nỗ lực không ngừng cộng với sự kiên trì, chịu khó và nhạy bén, anh Được có bước tiến thuận lợi trong sản xuất chăn nuôi bò đạt hiệu quả cao.Thời gian tới, anh tiếp tục mở rộng quy mô đàn cũng như diện tích trồng cỏ làm thức ăn cho bò, tạo điều kiện tăng thu nhập, nâng cao kinh tế gia đình.
Hiện nay, mô hình chăn nuôi bò phù hợp với điều kiện thực tế của huyện Cần Đước vừa tránh được những rủi ro cho người nông dân, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Để mô hình đi thực sự mang lại hiệu quả , địa phương cần tăng cường phối hợp với ngành chức năng tổ chức các lớp tập huấn nuôi bò, xây dựng các điểm trình diễn, hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi để người chăn nuôi có điều kiện nhân rộng đàn bò.
Kim Thoa-Hồng Phong
Ý kiến ()