Tất cả chuyên mục
![](https://media.la34.com.vn/upload/files/logo/Logo_LA34.svg.png)
Từ đầu năm đến nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh trên lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, tuy nhiên sản xuất nông nghiệp của huyện Bến Lức vẫn còn gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của ngành. Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp 9 tháng qua đạt 1.457 tỷ đồng, chỉ tăng 1,7% so với cùng kỳ năm 2017.
Diện tích cây chanh huyện Bến Lức tăng lên 5.470 hecta
Trong lĩnh vực trồng trọt, Bến Lức tiếp tục gặp khó khăn ở sản xuất cây mía, do nhiều yếu tố như giá mía thấp, khâu tiêu thụ gặp khó khăn, khan hiếm công lao động nhất là ở giai đoạn thu hoạch, chi phí vận chuyển, đầu tư cao…người dân đã chuyển đổi sang các loại cây trồng khác. Diện tích mía trên địa bàn huyện chỉ còn trên 5.500 hecta, giảm 582 hecta so với cùng kỳ năm trước. Trong khi diện tích cây mía giảm thì một số loại cây trồng khác như chanh và thanh long lại tiếp tục gia tăng diện tích. Đến nay, diện tích cây chanh toàn huyện đã lên đến 5.470 hecta, thanh long ltrên 280 hecta. Về cơ bản 2 loại cây trồng này vẫn đang đem lại thu nhập cho người dân. 9 tháng qua, tổng diện tích gieo trồng đạt trên 9.100 hecta, năng suất đạt 43.379 tấn.
Cây trồng chủ lực của huyện Bến Lức, hiện vẫn duy trì được diện tích trên 9.100 hecta
Trong chăn nuôi, những tháng đầu năm có gặp khó khăn, tuy nhiên thời gian gần đây ngành chăn nuôi đã có xu hướng phục hồi trở lại. Toàn huyện hiện có trên 3.100 con trâu, bò; 185.000 con gia cầm và trên 9.750 con heo. Nhìn chung, tình hình chăn nuôi tương đối ổn định, không xảy ra dịch bệnh. Chăn nuôi theo hướng trang trại, an toàn sinh học tiếp tục được áp dụng, từng bước đưa chăn nuôi vào chuỗi sản xuất thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kim Phượng
Ý kiến ()