Bọ đậu đen cánh cứng xuất hiện nhiều nhất ở huyện Sa Thầy và thành phố Kon Tum. Tại hai địa phương này, 12 xã có bọ đậu đen tập trung bu bám ở 420 nhà dân. Kết quả giám sát cho thấy loài côn trùng này sống ở vườn bời lời, cao su trú ẩn ở nơi ẩm tối và nhiều tạp chất.
Vào mùa mưa, bọ đậu đen cánh cứng kéo thành đàn và hoạt động mạnh khoảng từ 7 đến 8h tối.
Mặc dù chưa ghi nhận trường hợp nào bị bọ đậu đen cắn, đốt hoặc gây bệnh cho người song do tập trung với mật độ lớn, có mùi hôi nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.
Sở Y tế tỉnh Kon Tum từ năm 2012 đã phối hợp với Viện sốt rét Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn nghiên cứu tìm cách phòng chống bọ đậu đen song đến nay vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị.
Bác sĩ Đào Duy Khánh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kon Tum cho biết: “Chúng tôi tập trung hết toàn bộ hóa chất diệt các loài côn trùng của ngành y tế trộn, pha lẫn các loại hóa chất với nhau.
Những con bọ đen cánh cứng phun thì nó bị tê liệt thần kinh và trong vòng 6 đến 12 tiếng sau nó sống trở lại.
Cho nên khẳng định tới bây giờ không có một phương pháp nào hữu hiệu để diệt nó bằng phương pháp là chúng ta thu gom, đốt, hủy nó. Thực sự mà nói đây là vấn đề nan giải”./.
Ý kiến ()