Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Ba, 04/02/2025 09:52 (GMT +7)
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tổng kết năm học 2021 - 2022
Thứ 6, 12/08/2022 | 15:11:34 [GMT +7] A A
Sáng nay, 12/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2021 – 2022; triển khai nhiệm vụ năm học 2022 – 2023. Phó Thủ tướng Chính phủ - Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – Nguyễn Kim Sơn dự.
Năm học 2021-2022, ngành giáo dục đã chủ động chuyển trạng thái hoạt động, tổ chức dạy học linh hoạt theo khung kế hoạch năm học, hướng dẫn tinh giản chương trình, chuẩn bị các điều kiện dạy học trực tuyến nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của dịch COVID-19; đồng thời, toàn ngành tăng cường chuyển đổi số, đẩy mạnh cải cách hành chính; chất lượng giáo dục phổ thông cả đại trà và mũi nhọn tiếp tục nâng lên, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Theo kết quả xếp hạng các quốc gia về giáo dục năm 2021 của USNEWS, Việt Nam xếp thứ 59, tăng 5 bậc so với năm 2020. Hiện nay, cả nước có khoảng 459.100 phòng học các cấp tiểu học, trung học sơ sở, trung học phổ thông công lập; có trên 260 cơ sở giáo dục hoàn thành báo cáo đánh giá chu kỳ 1; bổ sung trên 65.900 biên chế giáo viên cho các địa phương và có 37/39 thí sinh đạt giải trong kì thi Olympic khu vực quốc tế năm 2022, trong đó có 1 thí sinh đạt điểm tuyệt đối.
Tại hội nghị, Bộ Giáo dục và Đạo tạo cũng đã triển khai các phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2022 – 2023.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ - Vũ Đức Đam nhấn mạnh, ngành giáo dục nỗ lực rất nhiều để hoàn thành nhiệm vụ năm học 2021-2022, bởi đây là năm học vượt khó của ngành giáo dục do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19; ông trân trọng sự đóng góp của đội ngũ giáo viên, học sinh tham gia vào công tác giáo dục. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng yêu cầu ngành giáo dục cần bám sát Nghị quyết 29 để đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo; thực hiện việc dạy và học phải gắng liền với Đức - Trí - Thể - Mỹ; đồng thời, tiếp tục thực hiện quyết liệt đổi mới quản lý nhà nước, hệ thống chính trị, toàn xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục; cần rà soát đề xuất cơ chế về học phí, tự chủ trong các cơ sở giáo dục và đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành./.
Kim Xuyên – Trường Hải
Ý kiến ()