Tất cả chuyên mục

Mùa nước nổi ở Đồng Tháp Mười thân thương đến lạ, bao cá tôm đổ về, bao phù sa lắng đọng, bao mùa hoa súng, rau đồng cứ vậy xanh mướt… Và đây cũng là lúc bông điên điển khoe sắc vàng rực rỡ.
Điển điển nở rộ vào độ cuối mùa lũ
Điên điển là loại cây hoang dã, thân nhìn mảnh mai, mà sum suê lá, sức sống bền bỉ, chịu thương, chịu khó hệt như người dân Đồng Tháp Mười. Điên điển có mặt hầu như khắp nơi trên ruộng đồng, bờ bãi. Khi nước ngập trắng đồng, điên điển khoe mình,nở hoa vàng rực cả một vùng quê. Mỗi năm, hoa điển điển chỉ nở 2-3 tháng. Từ loài hoa dân dã, điên điển trở thành món ăn đặc sản, được thị trường ngày càng ưu chuộng, qua đó giúp người dân nghèo ở vùng lũ tăng thêm thu nhập. Năm nay lũ nhỏ, bông điên điển giảm đáng kể nên giá bán tương đối cao từ 30-45 ngàn đồng/kg.
Vợ chồng chị Đỗ Thị Trúc Ly vốn xem điên điển là một guồn thu nhập trong mùa lũ
Chị Đỗ Thị Trúc Ly, xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng cho biết :”năm nay bông điên điển không nhiều như năm rồi do lũ nhỏ nhưng hái bôn điên điển bán cũng giúp người dân nơi đây có thêm thu nhập 70-100 ngàn đồng/ngày. Tôi thường hái bông điên điển vào buổi sáns sớm vì đây là lúc hoa tươi ngon, bông mới hé nhụy”
Không chỉ góp phần tô điểm thêm cảnh sắc nên thơ của vùng sông nước Tây Nam Bộ mà còn là món đặc sản mang đậm phong vị đồng quê
Với sắc vàng rực rỡ, bông điên điển – được ví như mai vàng mùa nước nổi, không chỉ góp phần tô điểm thêm cảnh sắc nên thơ của vùng sông nước Tây Nam Bộ mà còn là món đặc sản mang đậm phong vị đồng quê.
Duy Huệ – Võ Huy
Ý kiến ()