Thứ Bảy, 08/02/2025 22:50 (GMT +7)

Long An: Các huyện đầu nguồn chủ động đón lũ về

Thứ 3, 21/08/2018 | 15:06:00 [GMT +7] A  A

Theo khuyến cáo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia thì trong những ngày cuối tháng 8/2018, tình hình bão, lũ ở khu vực Đồng Tháp Mười nói riêng và Đồng bằng Sông Cửu Long nói nói chung là hết sức phức tạp. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng trong những ngày gần đây, không khí chuẩn bị để ứng phó với bão, lũ tại các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng là hết sức chủ động.

Không như những năm trước đây bà con còn chủ quan khi căn cứ vào mực nước thấp nhiều năm, để gieo sạ trễ hoặc làm lúa vụ 3 tại các vùng trũng thấp, dẫn đến những thiệt hại vào cuối vụ. Năm nay đa số bà con tuân thủ lịch thời vụ rất tốt, nên đến đầu tháng 8, mặc dù một số khu vực lũ lên nhanh, nhưng lúa hè thu của bà con gần như không bị thiệt hại.

Toàn huyện Tân Hưng hiện còn trên 1.000 hecta lúa hè thu và gần 3000 hecta lúa vụ 3, nhưng một số đang trong giai đoạn thu hoạch, trong khi lúa vụ 3 cũng nằm trong đê bao khá an toàn. Trong khi đó tại huyện Vĩnh Hưng, bà con đã thu hoạch trên 28 ngàn hecta lúa hè thu. Hiện còn khoảng 800 hecta nằm trong các khu vực đê bao như Tuyên Bình và khu vực gò như Khánh Hưng. Dự kiến sẽ được thu hoạch trong ít ngày tới.

Hệ thống đê bao, cống, trạm bơm điện tại xã Vĩnh Lợi được xây dựng và gia cố rất tốt, đảm bảo an toàn cho những diện tích gieo xạ lúa dài ngày và sẵn sàng ứng phó với mưa lũ bất thường nếu có xảy ra..

Tại xã Vĩnh Lợi, một trong những vùng trũng thấp của huyện Tân Hưng thì hiện chỉ còn chừng vài mươi hecta đang chờ thu hoạch, tập trung ở hai ấp Cả Sách và Cả Cát. Nhưng số diện tích này cũng được đảm bảo bởi hệ thống đê bao kiên cố và những máy bơm điện công suất lớn sẵn sàng ứng phó.

Nếu như ở khu vực gò lúa hè thu đang được thu hoạch, thì những nơi triền gò, bà con đang thảnh thơi cho máy vào trục nhận cỏ để chờ xả nước vào ngâm lũ, còn ở nhưng nơi trũng thấp, nước được xả vào tràn đồng để vừa đón nhận phù sa vừa mang cá về cho bà con bước vào mùa đánh bắt.

Những diện tích lúa đã thu họach đang được nông dân trục đất ngâm lũ

Trước đây ông Nguyễn Văn Lân xã Vĩnh Lợi, huyện Tĩnh Hưng, sống ngoài đồng với nghề đánh bắt cá. Mỗi mùa lũ về gia đình thường xuyên phải kê kích nhà cửa nhưng vẫn nơm nớp lo sợ khi trời mưa giông. Mấy năm gần đây gia đình vào sống trong cụm dân cư rất ổn định. Mùa lũ về vợ chồng ông chỉ lo mỗi một việc là sửa sang phương tiện để đón đàn cá về.

Ông Lân cho biết: “Giờ vô cụm dân cư rồi không còn lo nữa. Chỉ còn lo làm con cá để sống thôi”

Ngòai ra, một số diện tích ao nuôi cá tra trong số 350 hecta trong toàn huyện cũng đang được tích cực gia cố, nhằm chủ động không để một diện tích nào bị thiệt hại bởi diễn biến bất thường của lũ. Ông Trần Văn Bi, xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, chủ Phương tiện thi công bờ bao khu vực ao nuôi cá tra tại xã Tuyên Bình cho biết: “Máy tôi vào gia cố bờ bao này hổm rày, theo tôi thấy, tình tình hình đê cỡ này mà nếu nước mà cao hơn 1 mét, 1 mét rưởi nữa cũng không sao”

Bờ bao của các hộ nuôi cá tại xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng đã được gia cố, đảm bảo chịu được lũ trong trường hợp nước dâng từ 1 đến 1, 5 mét

Theo Ông Tô Văn Chảnh, trưởng Phòng NN&PTNN Vĩnh Hưng thì: Từ tháng 6 huyện đã chủ động khảo sát, gia cố những điểm xung yếu. Hiện Vĩnh Hưng không có hộ nào nằm trong vùng bị đe dọa. Không diện tích lúa nào bị ảnh hưởng. Hai vấn đề quan tâm hàng đầu là an toàn và ổn định đời sống cho bà con trong vùng ngập lũ và tránh thiệt hại trong sản xuất, đến thời điểm này đối với các huyện vùng lũ mà nói là rất tốt. Nhờ sự chủ động từ chính quyền các cấp và ý thức của người dân sau những năm bị thiệt hại, đó cũng là những bài học thiết thực cho bà con Đồng Tháp Mười sau nhiều năm lũ có xu hướng diễn biến bất thường.

Vào lúc 7 giờ sáng ngày 20/8/2018 tại kênh Hồng Ngự là 2 mét 39, cao hơn cùng kỳ năm 2017 là 50 cm. Do ảnh hưởng của những cơn mưa liên tục trong nhiều ngày qua, mực nước tại huyện Vĩnh Hưng tăng trên 2 cm mỗi ngày và trong ngày 18/8/2018 đạt mức 2 mét 09, cao hơn cùng kỳ năm 2017 là 24 cm.

Cùng với chính quyền chủ động ứng phó, giờ đây bà con hai huyện đầu nguồn của Long An chỉ còn mỗi việc chuẩn bị phương tiện đánh bắt cá -một nguồn lợi do lũ mang về..

Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi thì tại hai huyện đầu nguồn của Long An, thì mọi thứ đã được chuẩn bị từ rất sớm. Hiện tại bà con đang chủ động mọi việc ngoài đồng để tích lũy dinh dưỡng cho đất chờ vụ Đông Xuân. Công việc phía trước chỉ là chủ động ứng phó với những diễn biến bất thường nếu có của thời tiết, nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và tận dụng nguồn lợi do mùa lũ mang về.

Võ Văn Huy

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu