Thứ Ba, 21/01/2025 08:34 (GMT +7)

Các nước châu Á vẫn là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam

Thứ 5, 28/12/2017 | 09:17:00 [GMT +7] A  A

Việt Nam đã đạt tổng giá trị xuất nhập khẩu 400 tỷ USD trong tháng 12/2017. Con số này gấp đôi thời điểm năm 2007, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Cùng với đó, cơ cấu xuất nhập khẩu cũng có nhiều thay đổi.

Các đối tác thương mại của Việt Nam không ngừng được mở rộng khắp toàn cầu. Việt Nam hiện có trên 200 đối tác thương mại, trong đó có 29 thị trường xuất khẩu và 23 thị trường nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm nay. (Trong đó có 4 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD và 5 thị trường nhập khẩu trên 10 tỷ USD).
Châu Á là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với các đối tác chính là ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á trong 11 tháng năm 2017 đạt 257,4 tỷ USD, tăng tới 25,7% so với cùng kỳ năm trước và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất (67%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.
Tiếp theo là xuất nhập khẩu với các nước châu Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương và châu Phi.
Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam (Lũy kế đến 15/12/2017 so với cùng kỳ năm 2016). Nguồn: TCHQ

 

Trong 11 tháng của năm 2017, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt mức thặng dư cao nhất kể từ trước đến nay với 3,17 tỷ USD xuất siêu. Tuy nhiên theo các chuyên gia, mức thặng dư thương mại đạt được chủ yếu từ hoạt động xuất khẩu của nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Cụ thể khối doanh nghiệp FDI trong 11 tháng từ đầu năm 2017 thặng dư 23,85 tỷ USD, trong khi khối các doanh nghiệp có vốn hoàn toàn trong nước thâm hụt tới 20,67 tỷ USD. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong thời gian tới để đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu.
Hoàng Dương/Báo Tin tức

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu