Tất cả chuyên mục

Cần Đước hiện có 3 sản phẩm được đưa vào chương trình OCOP của tỉnh như: Lạp xưởng Cô Châu tại Thị trấn Cần Đước và cải bẹ xanh của Hợp tác xã Rau an toàn 12 tại xã Long khê và bánh in Long Hựu – đây là 3 sản phẩm chủ lực của huyện, được chọn trong chương trình mỗi xã một sản phẩm của tỉnh.
Đoàn văn phòng điều phối chương trình Nông thôn mới Trung ương khảo sát
Nghề làm lạp xưởng truyền thống Cần Đước
Các sản phẩm này đang dần khẳng định uy tín và chất lượng đối với người tiêu dùng. Điểm thuận lợi nhất đối với các sản phẩm này là sử dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương, cơ bản đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm, một số sản phẩm đã được chế biến, đóng gói, có bao bì… Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp được huyện đặc biệt quan tâm, thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX sản xuất áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp có chứng nhận VietGAP, GlobalGap.
Trung tâm phát triển nông thôn – SAEMAUL UNDONG TPHCM
khảo sát vùng trồng Cải bẹ xanh tại HTX rau an toàn Mười Hai.
Tuy nhiên, hiện nay các mặt hàng này đang vận hàng đơn lẻ, mang tính địa phương, chưa phát huy được tiềm năng và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, phương pháp tổ chức sản xuất sản phẩm, phân phối, quảng bá sản phẩm; chất lượng sản phẩm; năng lực sản xuất còn nhiều hạn chế.
Để thực hiện hiệu quả chương trình OCOP, huyện Cần Đước tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp và nhân dân hiểu đúng, đủ về Đề án OCOP, đưa nội dung thực hiện Đề án OCOP vào Nghị quyết xây dựng Wesite quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường, kêu gọi các nhà đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Áp dụng đồng bộ, thống nhất các cơ chế, chính sách hỗ trợ từ sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nhất là các cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, cải tiến mẫu mã, bao bì, máy móc, trang thiết bị, quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng Xây dựng hệ thống đối tác hỗ trợ thực hiện Đề án OCOP từ các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi sản xuất, kinh doanh sản phẩm; viện, trường đại học, nhà khoa học; các tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm ,… từng bước khẳng định thương hiệu các sản phẩm chủ lực của huyện, góp phần thực hiện tốt tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chương trình OCOP, hướng tới mục tiêu trọng tâm xây dựng thành công huyện nông thôn mới.
Kim Thoa
Ý kiến ()