Thứ Sáu, 24/01/2025 18:10 (GMT +7)

Cần Đước tập trung thực hiện mô hình nuôi tôm công nghiệp, công nghệ cao

Thứ 2, 28/08/2017 | 16:24:00 [GMT +7] A  A

Nghị quyết Đảng bộ huyện Cần Đước nhiệm kỳ 2015- 2020 xác định con tôm là vật nuôi chủ lực của các xã vùng ngập mặn của huyện, vì vậy Huyện ủy tập trung chỉ đạo chương trình nuôi thủy sản trong đó ưu tiên phát triển mô hình nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm công nghệ cao để giảm rủi ro, tăng hiệu quả nuôi tôm.

Hiện nay, tại Cần Đước có khoảng 5 % hộ dân ứng dụng mô hình nuôi tôm công nghiệp, công nghệ cao, bước đầu đạt hiệu quả khá cao như hộ ông Nguyễn Văn Khải ( ấp Hòa Qưới xã Tân Chánh ) với diện tích 20.000m2 mỗi năm anh thu lãi về 2 tỷ đồng, hộ anh Lê Văn Tân với diện tích 1.200m2 mỗi năm thu lãi trên 500 triệu đồng…

Tuy nhiên, trên thực tế nông dân vẫn chưa áp dụng mô hình này vì nhiều lí do khác nhau trong đó vốn đầu tư và hạ tầng là 2 vấn đề quan trọng cần giải quyết. Để nuôi tôm công nghiệp đòi hỏi việc chuẩn bị ao nuôi thật tốt: Toàn bộ bờ ao phải được nện chặt và lót bạt, phải dành 20% diện tích ao lắng để xử lí nước trước khi cấp vào ruộng nuôi tôm, ruộng nuôi tôm phải lắp dàn quạt mặt nước, thiết bị tạo oxy, dàn quạt phải chạy suốt thời gian nuôi tôm ….Theo đó, bình quân mỗi hecta nuôi tôm theo hình thức công nghiệp chi phí ban đầu khỏang 1,5 tỉ đồng. Đây là mức đầu tư rất cao, ngoài khả năng của bà con nông dân. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng nhất là nguồn điện phục vụ nuôi tôm công nghiệp và công nghệ cao không đảm bảo cũng là trở ngại rất lớn.

Hiện tại, nông dân sử dụng điện sinh hoạt để chạy các thiết bị nuôi tôm nên giá tiền sử dụng điện rất cao. Nuôi tôm công nghiệp mỗi hecta sử dụng khỏang 40 dàn quạt mặt nước ( chưa kể máy tạo oxy , máy xyphong đáy ) sử dụng máy nổ suốt thời gian dài thì chi phí cao và tiếng ồn rất lớn không phù hợp nuôi tôm. Để đảm bảo lượng điện phục vụ nuôi tôm mỗi hecta phải lắp một máy biến thế 15 đến 25 KVA, chi phí trên 100 triệu đồng cũng là trở ngại rất lớn cho bà con nông dân.

Một vấn đề cũng cần phải giải quyết đó là hệ thống giao thông xuống cấp ảnh lớn lớn đế việc vận chuyển thiết bị, vật tư phục vụ nuôi trồng thủy sản, hệ thống kênh mương bị bồi lắng không đáp ứng yêu cầu quy trình nuôi tôm công nghiệp, công nghệ cao…chính vì những khó khăn nêu trên nên bà con nông dân rất cần sự hỗ trợ của nhà nước về đầu tư hạ tầng, nguồn điện và có Dự án hỗ trợ vốn cho nông dân.

Hiện tại, Phòng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Cần Đước phối hợp cùng Sở khoa học công nghệ và những hộ dân có điều kiện, đầu tư mô hình nuôi tôm công nghệ cao, xây dựng quy trình, đồng thời sử dụng kết quả mô hình để tuyên truyền, vận động nông dân từng bước chuyển đổi mô hình, lãnh đạo huyện cần có những giải pháp tích cực hỗ trợ nông dân thực hiện mô hình..

Tin: Kim Khánh- Hồng Phong

Ảnh: Hồng Hải cắt từ video clip

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu