Thứ Bảy, 08/02/2025 18:22 (GMT +7)

Cần Đước và tỉnh GunMa Nhật Bản: trao đổi kinh nghiệm Quảng bá và nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Thứ 4, 08/08/2018 | 11:00:00 [GMT +7] A  A

Ngày 7/8/2018, Uỷ ban nhân dân huyện Cần Đước phối hợp với Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM tổ chức tọa đàm chuyên đề Quảng bá và nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, kinh nghiệm từ mô hình OCOP của tỉnh GunMa Nhật Bản. Lãnh đạo huyện Cần Đước, các ngành đoàn thể, lãnh đạo các xã -thị trấn, đại diện Hợp tác xã, cơ sở sản xuất dự hội nghị.

Ông Sadakata Masahhiko – Phó Trưởng khối Joshinetsu, Viện nghiên cứu Đạo đức Nhật Bản-chia sẻ về:“ Kinh nghiệm xây dựng giá trị cho sản phẩm trong phong trào mỗi làng một sản phẩm tại tỉnh Gunma Nhật Bản”.

Ông Sadakata vốn là chủ nông trang, đồng thời là nhà kinh doanh nông nghiệp kiểu mẫu tại tỉnh Gunma, người giàu kinh nghiệm trong việc xây dựng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đóng góp giải pháp trong việc tiêu thụ và giải quyết các vấn đề liên quan đến sản xuất nông nghiệp Nhật Bản thời hiện đại.

Quang cảnh buổi tọa đàm

Tại buổi tọa đàm, đại biểu tập trung thảo luận về việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, định hướng đầu ra tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng riêng của địa phương. Để tạo ra sức cạnh tranh lớn trên thị trường và đầu ra ổn định cho sản phẩm nông sản cần tổ chức lại sản xuất, các hộ sản xuất cần phải liên kết lại với nhau bằng các hình thức như: thành lập các Tổ hợp tác hoặc Hợp tác xã, áp dụng trang bị máy móc công nghệ hiện đại thì quy trình sản xuất được kiểm soát tốt hơn, năng suất chất lượng sản phẩm cao.

Đại diện Hợp tác xã trao đổi những khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm

Xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng bền vững từ chuỗi liên kết sản xuất đến tiêu thụ, cơ quan Nhà nước tăng cường hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, cơ chế, chính sách, và nhà kỹ thuật để hướng dẫn quy trình chăm sóc, phun thuộc, bón phân…, đẩy mạnh Sản xuất theo quy trình VietGap, GlobalGap…, sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, có thương hiệu và uy tín. Ngoài ra người nông dân phải thực hiện đúng theo quy hoạch mà các cơ quan chức năng đã dự báo để tránh tình trạng sản xuất ồ ạt, dễ xảy ra tình trạng thừa cung thiếu cầu, thường xuyên theo dõi các bản tin giá cả thị trường và dự báo giá cả thị trường để có hướng đi phù hợp trong việc sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản.

Kim Thoa – Hồng Phong

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu