4
10
Y tế/
/y-te
32899
32899
Chương trình tiêm chủng mở rộng sử dụng vắcxin sởi-rubella Việt Nam
chuong-trinh-tiem-chung-mo-rong-su-dung-vacxin-soi-rubella-viet-nam
news
Long An| 30°C / 27°C - 33°C
Chủ Nhật, 12/01/2025 11:13 (GMT +7)

Chương trình tiêm chủng mở rộng sử dụng vắcxin sởi-rubella Việt Nam

Thứ 6, 26/01/2018 | 17:29:00 [GMT +7] A  A

Vắcxin phối hợp sởi-rubella, do Việt Nam sản xuất thành công sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc từ tháng Tư tới.

Vắcxin phối hợp sởi-rubella do Việt Nam sản xuất. (Ảnh: PV/Vietnam )

Tại hội thảo kết thúc dự án hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường năng lực sản xuất vắcxin phối hợp sởi-rubella, ” tổ chức ngày 26/1 tại Hà Nội, phó giáo sư Dương Thị Hồng – Phó Viện trưởng Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho hay, trong tháng Hai và tháng Ba sẽ triển khai ở 4 tỉnh ở khu vực: miền Bắc, miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên. Trong tháng Ba sẽ tiếp tục triển khai tại một số tỉnh và việc đưa vắcxin phối hợp sởi-rubella sẽ triển khai trên toàn quốc trong tháng Tư.

Phó giáo sư Hồng nhấn mạnh: “Đây là lần đầu tiên sử dụng vắcxin phối hợp sởi-rubella do Việt Nam tự sản xuất trong nước nên chúng tôi cũng phải thận trọng và triển khai từng khu vực nhỏ rồi sẽ đồng loạt trên toàn quốc. Điều này giúp cho ngành y tế Việt Nam chủ động nguồn cung cấp vắcxin, đặc biệt giúp Việt Nam triển khai chương trình loại trừ bệnh sởi-rubella.”

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, trong những năm qua, ngành y tế Việt Nam đã rất nỗ lực để đưa nhiều loại vắcxin vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Nhờ đó, Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt và loại trừ được bệnh uốn ván sơ sinh. Tỷ lệ mắc và chết của các bệnh khác trong chương trình tiêm chủng mở rộng đã giảm hàng trăm lần.

Thời gian gần đây bệnh rubella nổi lên là một trong những gánh nặng cho ngành y tế và toàn xã hội. Năm 2014, với sự hỗ trợ của Liên minh Toàn cầu về vắcxin và tiêm chủng (GAVI) Bộ Y tế Việt Nam đã mở một chiến dịch tiêm vắcxin phòng sởi và rubella cho toàn bộ trẻ từ 1 đến 14 tuối và từ năm 2015 đã đưa vắcxin này vào tiêm chủng thường xuyên nhằm khống chế và tiến tới loại trừ 2 bệnh nguy hiểm này.

Khi đó, nhu cầu của vắcxin sởi-rubella là rất lớn. Bộ Y tế Việt Nam luôn có chủ trương tự túc nguồn vắcxin bằng sản xuất trong nước.

Trước nhu cầu rất lớn của vắcxin sởi-rubella, Bộ Y tế đã yêu cầu Chính phủ Nhật Bản giúp đỡ thông qua dự án hỗ trợ kỹ thuật “Tăng cường năng lực sản xuất vắcxin phối hợp sởi-rubella” và giao cho Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và Sinh phẩm y tế (Polyvac) là đơn vị thực hiện.

Dự án được thực hiện trong thời gian từ tháng 5/2013 đến tháng 3/2018.

Mục tiêu của dự án là Polyvac tự sản xuất được vắcxin phối hợp sởi-rubella đạt tiêu chuẩn “thực hành sản xuất tốt” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO-GMP) một cách ổn định và hiệu quả.

Ông Nguyễn Đăng Hiền – Giám đốc Polyvac cho biết, dự án đã đi vào giai đoạn kết thúc. Sản phẩm dự án là vắcxin phối hợp sởi-rubella đã được cấp giấy phép lưu hành tháng 3/2017, sớm hơn dự kiến một năm. Mỗi năm trung tâm sẽ cung cấp cho Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia khoảng 3 triệu liều vắcxin phối hợp sởi-rubella.

Cách đây gần 10 năm cũng thông qua dự án của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA, Viện Kitasato (Nhật Bản) đã giúp Polyvac sản xuất thành công vắcxin sởi./.

Thùy Giang (Vietnam )

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu