Thứ Hai, 24/02/2025 16:16 (GMT +7)

CLB truyền thống kháng chiến về nguồn

Thứ 3, 05/03/2019 | 15:39:00 [GMT +7] A  A

Sáng nay 5/3, Đoàn cán bộ hưu trí – CLB truyền thống kháng chiến TP.HCM đã đến tham quan Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban hành chính kháng chiến Nam bộ và Bia lưu niệm Đài Tiếng nói Nam bộ kháng chiến tại huyện Tân Thạnh.

Trước Bia lưu niệm Đài Tiếng nói Nam bộ kháng chiến tại xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh

Đây là Bia lưu niệm Đài Tiếng nói Nam bộ kháng chiến – Nơi đây, cách nay 72 năm vào đúng 19 giờ, ngày 01/12/1947, Đài Tiếng nói Nam bộ kháng chiến đã phát sóng buổi đầu tiên. Sau nhạc hiệu, Đài phát lời chào và hiệu triệu của Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam bộ, các bài xã luận, tin trong nước, tin về vùng giải phóng, về cuộc đấu tranh của nhân dân vùng địch bị tạm chiếm và cả tin thế giới…

Tham quan khu trưng bày – ký ức một thời kháng chiến trong chiến khu Đồng Tháp Mười

Đài Tiếng nói Nam bộ kháng chiến ra đời trong căn cứ Đồng Tháp Mười tại xã Nhơn Hòa Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Tân An, nay thuộc xã Hậu Thạnh Đông, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An. Trong trí nhớ của nhiều cán bộ Đài, thời đó Đài Tiếng nói Nam bộ kháng chiến được xem là công cụ sắc bén của Đảng để lãnh đạo, tuyên truyền cổ vũ đồng bào Nam bộ đứng lên chống quân xâm lược. Trong mưa bom bão đạn, dù phải di chuyển nhiều nơi nhưng đài vẫn chiến đấu ngoan cường, liên tục hoàn thành nhiệm vụ lịch sử trong 7 năm phát sóng( từ 1947-1954).

Chuyến về nguồn là dịp để CLB truyền thống kháng chiến, đặc biệt là những cán bộ đài năm xưa thăm lại nơi đóng quân của đơn vị, ôn lại truyền thống quý báu trong những năm kháng chiến và cùng nhau hát lại những ca khúc, những giai điệu hùng tráng được phát trên Đài Tiếng nói Nam bộ kháng chiến ngày ấy.

Chụp ảnh lưu niệm với cán bộ địa phương

Trước đó, Đoàn đã đến tham quan Di tích lịch sử Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban hành chính – Kháng chiến Nam bộ (1946-1949) tọa lạc tại xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, là một trong ba căn cứ địa quan trọng của cách mạng miền Nam trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Nơi đây được xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 2007.

Hồng Xuyến – Võ Huy

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu