Trong khi đến năm 2020 có trên 50% bác sỹ làm việc ở 5 chuyên ngành này đến tuổi nghỉ hưu. Trước thực trạng này, từ năm 2015, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và Trường Đại học Y dược Cần Thơ đã làm việc với Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế để giao chỉ tiêu đào tạo 5 chuyên ngành hiếm. Theo đó, năm ngoái và năm nay, mỗi năm được giao 150 chỉ tiêu phân bổ đều theo nhu cầu cho các tỉnh.
Theo ông Lê Hùng Dũng, Phó trưởng Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ: Tình trạng y, bác sĩ, tại các tỉnh ĐBSCL đang thiếu trầm trọng không chỉ ở các ngành hiếm mà còn thiếu ở lĩnh vực Nha học đường, Dược lâm sàng và Hóa phân tích…
Để thu hút y bác sĩ về vùng sâu, vùng sa, vùng đặc biệt khó khăn để phục vụ, ông Lê Hùng Dũng đề nghị: “Chúng ta phải gắn liền với chất lượng đào tạo, thứ hai là chúng ta phải quan tâm đến môi trường làm việc, điều kiện làm việc. Thứ ba nữa là y tế cơ sở, y tế học đường rất quan trọng đây là vận mệnh của đất nước. Các ngành hiếm cũng như địa chỉ sử dụng tôi đề nghị các đồng chí công khai minh bạch cho rõ ràng”./.
Ý kiến ()