Thứ Tư, 21/05/2025 12:01 (GMT +7)

Để lò rèn đỏ lửa

Thứ 3, 08/09/2020 | 10:21:00 [GMT +7] A  A

Nghề rèn ở xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa đã xuất hiện cách đây hơn 100 năm, được tiếp nối qua nhiều thế hệ và tồn tại cho đến ngày nay. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân nên chỉ có gần một nửa số lò rèn còn hoạt động. Do vậy, “giữ lửa nghề rèn” vẫn luôn là trăn trở của những người thợ nơi đây.

Vô lửa làm mỏng mép – một trong những công đoạn để rèn nên chiếc dao bào

Gia đình anh Bùi Văn Khang – lò rèn Út Bé, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa trải qua 3 đời làm nghề. Sản phẩm chủ yếu là dao bào nhỏ lớn các loại tùy nhu cầu thị trường. Dao tuy nhỏ, nhẹ nhưng phải trải qua hơn 10 công đoạn mới hoàn thành, trong đó có cắt phôi, vô lửa làm mỏng mép, đường, gọt, liếc lấy rỉ, chuôi mài, đóng dấu, tán ốc, vô cán, thoa dầu…Để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm sức lao động, lò rèn đầu tư 2 máy dập khuôn lớn, nhỏ và 1 máy mài mài, tổng kinh phí hơn 100 triệu đồng.

Anh Bùi Văn Khang – chủ lò rèn Út Bé đầu tư máy dập khuôn lớn, kinh phí khoảng 60 triệu đồng

Trung bình mỗi ngày, cơ sở sản xuất được hơn 100 dao bào thành phẩm, thị trường chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, tỉnh gần thì giao hàng tận nơi, còn xa thì gửi xe khách. Ngoài người nhà, lò rèn thuê thêm 2 nhân công làm việc thường xuyên, nhận thu nhập theo sản phẩm, trung bình mỗi ngày khoảng 300 ngàn đồng/người.

Xã Nhị Thành hiện có 7 thợ giỏi nghề rèn. Riêng năm 2020, anh Bùi Văn Khang là 1 trong 3 thợ rèn được địa phương đề nghị công nhận thợ giỏi cấp tỉnh. Trước đây, toàn xã có 100 lò rèn nhưng ngày nay chỉ còn gần một nửa số này đang hoạt động. Cần có hướng đi mới, nhất là đầu tư thiết bị sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm để nghề rèn không bị thất truyền./.

Thanh Thủy – Minh Hồng

 

 

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu