Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Bảy, 18/01/2025 12:13 (GMT +7)
Gặp gỡ Hàn Quốc 2017- Khu vực Tây Nguyên
Thứ 7, 17/06/2017 | 10:14:00 [GMT +7] A A
Chiều 16/6, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc (KorCham), tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tọa đàm “Gặp gỡ Hàn Quốc 2017- Khu vực Tây Nguyên”.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (giữa) chủ trì hội nghị. Ảnh: Dương Giang/TTXVN |
Tham dự tọa đàm có Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên Điểu Kré; Đại sứ quán Hàn Quốc Lee Hyuk tại Việt Nam; Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Trưởng các Cơ quan Hàn Quốc liên quan và 50 doanh nghiệp Hàn Quốc. Tham dự Tọa đàm còn có lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên gồm Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tom, Đắk Nông, Lâm Đồng cùng hơn 300 doanh nghiệp của các tỉnh Tây Nguyên…
Gặp gỡ Hàn Quốc 2017- Khu vực Tây Nguyên nhằm kết nối các tỉnh Tây Nguyên với cộng đồng các doanh nghiệp Hàn Quốc trong hợp tác phát triển kinh tế, xã hội với các tỉnh trên địa bàn. Qua các phiên thảo luân, trao đổi, các tỉnh Tây Nguyên giới thiệu tiềm năng, lợi thế và các dự án thu hút đầu tư nằm trong không gian kinh tế liên kết của vùng, nhất là phát triển theo ngành, lĩnh vực có trọng tâm, trọng điểm, trong đó, chủ yếu kêu gọi đầu tư vào các dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, năng lượng sạch, du lịch…
Tại buổi tọa đàm, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên Điểu Kré mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc, các nhà đầu tư đến Tây Nguyên tìm kiếm các cơ hội hợp tác đầu tư dựa trên tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương trong tiến trình hợp tác phát triển ngày càng sâu rộng, cùng có lợi, bền vững trên các lĩnh vực.
Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của các nước nằm trên trục xuyên Á; phía Tây kết nối với các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar; phía Đông kết nối với các tỉnh, cảng biển nước sâu vùng duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ.
Tây Nguyên là vùng có văn hóa dân tộc vừa đa dạng, phong phú, vừa có nhiều nét đặc thù. Tây Nguyên cũng là vùng giàu tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội, phát triển nông, lâm nghiệp chất lượng cao, sản xuất hàng hóa quy mô lớn kết hợp với công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo và lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa…
Trong những năm qua, các tỉnh Tây Nguyên đã nỗ lực không ngừng, phát huy lợi thế, tiềm năng, tập trung đầu tư phát triển và đã đạt được nhiều bước chuyển quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn.
Ý kiến ()