Thứ Sáu, 17/01/2025 20:40 (GMT +7)

Giải bài toán cạnh tranh trong ngành bán lẻ

Thứ 5, 11/05/2017 | 10:29:00 [GMT +7] A  A

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của ngành bán lẻ, hiểu biết sâu sắc hơn đối với hành vi người tiêu dùng, nhanh chóng đáp ứng yêu cầu và nâng cao dịch vụ khách hàng sẽ là chìa khóa để phát triển kinh doanh hiệu quả.

Đây là vấn đề trọng tâm được nêu ra tại hội thảo “Triển vọng ngành bán lẻ” tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/5.

Thị trường bán lẻ Việt Nam có trị giá trên 118 tỷ USD vào năm 2016, với mức tăng trưởng 10%. Bộ Công Thương định dạng bán lẻ hiện đại chiếm hơn 25% thị trường bán lẻ Việt Nam; trong đó, có 724 siêu thị, 132 trung tâm mua sắm và cửa hàng tiện lợi, dược phẩm.

Bên cạnh đó, tăng trưởng ngành hàng tiêu dùng nhanh – FMCG Việt Nam đạt 6,5% về giá trị, điều này cho thấy, quy mô và động lực thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn phát triển tốt. Việt Nam nằm trong top 3 điểm đến các nhà đầu tư quan tâm bên cạnh thị trường bán lẻ Indonesia và Trung Quốc, dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam thông qua kên bán lẻ ngày càng tăng.

Khách mua hàng tại siêu thị Sài Gòn Co.op. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN

Theo ông David Tan, Giám đốc điều hành Công ty Abeo Việt Nam, sự thâm nhập của các nhà bán lẻ quốc tế đang phát triển nhanh chóng và có khả năng đóng vai trò chủ đạo trong thị trường Việt Nam thông qua hình thức mau bán – sáp nhập (M&A).

Các nhà bán lẻ quốc tế mang lại cho thị trường bán lẻ nội địa vốn đầu tư và các phương pháp thực hành tốt nhất cho ngành bán lẻ, vốn dĩ đã được áp dụng cho các nước phát triển.

Các phương pháp thực hành tốt cho ngành bán lẻ được kết hợp vào quy trình vận hành của doanh nghiệp và được kiểm soát thông qua hệ thống giải pháp quản trị nguồn nhân lực và một số giải pháp khác cho ngành bán lẻ. Trong đó, nền tảng công nghệ cho ngành bán lẻ là một nền tảng phức tạp, các nhà bán lẻ sẽ phải cân bằng giữa sự phức tạp mà vẫn tạo được sự thân thiện với khách hàng của mình.

Tương tác với khách hàng và thu thập dữ liệu người tiêu dùng ngày càng trở nên khó khăn hơn đối với những doanh nghiệp chạy trên nhiều nền tảng công nghê và phương tiện truyền thông khác nhau.

Các nhà bán lẻ cũng đang đối mặt với việc quản lý sự gia tăng dữ liệu đáng kể so với trước đó, để cung cấp cho khách hàng những tari nghiệm bán hàng đa kênh một cách thành công, nhà bán lẻ phải chuyển sang sử dụn những công nghệ tiên tiến sẵn có trên thị trường.

Khi người tiêu dùng “kết nối” ngày càng di chuyển liên tục giữa kênh mua sắm trực tiếp (offline) và các kênh khác cũng đồng nghĩa với việc thói quen mua hàng đang thay đổi. Vì vậy, các nhà bán lẻ truyền thống đang phải mở rộng sự hiện diện của họ trên các kênh trực tuyến, trong khi các nhà bán lẻ trực tuyến đang mở các cửa hàng vật lý.

Ông Phạm Thành Công, đại diện Công ty Nielsen Việt Nam, cho biết, người tiêu dùng châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng là một trong số những người tiêu dùng kết nối nhiều nhất trên thế giới, đồng thời khi internet và cơ sở hạ tầng di động cải thiện, độ phủ tăng theo cấp số nhân trong khu vực thì người tiêu dùng sẽ tham gia tương tác với các thương hiệu theo một cách hoàn toàn mới.

Nhiều người trong số những người tiêu dùng này thuộc tầng lớp trung lưu mới đang ngày càng đông, họ dịch chuyển qua lại giữa kênh truyền thống và trực tuyến để tương tác với thương hiệu và các sản phẩm trên nền tảng kỹ thuật số, vượt xa hơn người tiêu dùng tại những thị trường phát triển.

Theo đại diện của Công ty Nielsen Việt Nam, riêng kênh siêu thị tại Việt Nam có áp lực cạnh tranh rất lớn với xấp xỉ 20 thương hiệu; 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa. Theo đó, với 70 cửa hàng/người, cho thấy người tiêu dùng Việt được trang bị “tận răng”. Về hành vi mua sắm ở kênh truyền thống thì sự tương tác của điểm bán với người tiêu dùng chỉ 90 giây nên bản thân người tiêu dùng Việt có yêu cầu cao về sự nhanh chóng và phục vụ kịp thời.

Mỹ Phương (TTXVN)

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu