Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Năm, 23/01/2025 20:22 (GMT +7)
Giải pháp phát triển ngành cá tra bền vững
Thứ 6, 26/04/2019 | 10:48:00 [GMT +7] A A
VOV.VN – Để ngành cá tra phát triển bền vững, cần quản lý và tổ chức sản xuất, phát triển thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, tạo giá trị gia tăng…
An Giang là một trong những địa phương đứng đầu trong khu vực ĐBSCL về nuôi trồng, chế biến cá tra xuất khẩu trong năm 2018 và những tháng đầu năm nay. Mặc dù ngành cá tra gặp không ít khó khăn như: rào cản tại thị trường Mỹ và EU, khó khăn trong việc sản xuất, chế biến… nhưng với sự nỗ lực của ngành chức năng, doanh nghiệp, ngành cá tra của địa phương phát triển vượt bậc, từ người nuôi đến doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra đều có lời…
Cung vượt quá cầu
Theo ông Doãn Tới, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nam Việt, năm vừa qua, giá cá tra xuất khẩu ở một số thị trường cao và ổn định, nhờ đó Công ty đã thu được khoảng 600 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Hiện nay, Công ty đang đầu tư Dự án nuôi trồng thủy sản công nghệ cao với quy mô 600 ha.
Thu hoạch cá tra
“Đây là lịch sử, chưa bao giờ giá cá tra bán sang Mỹ lại cao như vậy, giá rất cao và bán rất thuận lợi. Từ năm 2012 – 2016, chúng ta phát triển ngành cá tra một cách rầm rộ, suốt quá trình này là cung và cầu bất an, nghĩa là cung nhiều hơn cầu, cho nên có những nhà máy không cần vốn vẫn ra nhà máy một cách dễ dàng. Đây là quá trình tồn tại suốt thời gian dài mà nhà nước không có cách nào can thiệp được; nông dân nuôi quá nhiều cá, thậm chí nuôi cá bán không cần trả tiền ngay, 5-6 tháng hoặc 1 năm sau mới trả tiền cũng được, còn hiện nay thì khác phải trả tiền mới được bắt cá. Với giá cá như hiện nay, giống như hiện nay thì năm 2019 tiếp tục thắng lợi”, ông Doãn Tới chia sẻ.
Năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt hơn 2,260 tỷ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2017; với sản lượng gần 877.000 tấn. Thị trường xuất khẩu thay đổi cả về cơ cấu và tỷ trọng như: thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU, ASEAN, Colombia… tăng so với cùng kỳ 2017. Trong đó, các thị trường chiếm tỷ trọng cao như: Mỹ chiếm 24,3%; Trung Quốc chiếm 23,4%; EU chiếm 10,8%…
Nuôi cá tra cần quan tâm đến chất lượng và hiệu quả
Tuy nhiên, theo đánh giá của chuyên gia và ngành nông nghiệp các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, năm 2019, xuất khẩu cá tra có thuận lợi về mặt thị trường, nhưng cũng gặp không ít khó khăn như: Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia… đã bắt đầu đẩy mạnh nuôi cá tra với mục tiêu xuất khẩu. Trong khi đó, bài toán về con giống, quy hoạch… trong nhiều năm qua ngành cá tra vẫn chưa tìm được lời giải. Cụ thể như: công tác quy hoạch ngành cá tra bị bỏ ngỏ; nông dân tự đào ao thả nuôi, doanh nghiệp chế biến đua nhau xây dựng nhà máy chế biến… Việc phát triển ồ ạt với tốc độ nhanh trong một thời gian dài đã dẫn đến tình trạng mất kiểm soát, mất cung cầu. Để cá tra Việt Nam phát triển bền vững, chinh phục các thị trường khó tính, cần có nhiều giải pháp trước mắt và dài hơi để ngành cá tra bức phá về giá trị.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Võ Hùng Dũng, Tổng thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam cho rằng, ngành cá tra Việt Nam nên tập trung phát triển 4 thị trường như: Mỹ, EU, Trung Quốc và ASEAN với thị phần chiếm từ 50-60% và tăng cường xúc tiến thương mại trong và ngoài nước cho ngành cá tra thị trường EU, Mỹ, đặc biệt là thị trường Trung Quốc…
Sản xuất và tiêu thụ cá tra theo chuỗi liên kết và gắn với thị trường
Tăng cường kiểm soát chất lượng
Thời gian qua, xuất khẩu cá tra của Việt Nam có thời điểm bị tuột dốc nhiều năm liền, ngoài nguyên nhân khách quan do cạnh tranh không lành mạnh, nguyên chủ quan vẫn là việc liên kết trong các khâu quá lỏng lẻo, việc quản lý yếu kém… đã dẫn đến hệ luỵ, phát triển không bền vững. Điều đáng lo ngại hiện nay là khoảng 2 năm trở lại đây, giá cá tra tăng cao đang kéo theo hiện tượng người dân ĐBSCL ồ ạt đào ao thả nuôi ngoài quy hoạch; điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mà còn có thể dẫn đến tình trạng cung vượt cầu…
Do đó, để phát triển bền vững ngành cá tra, bên cạnh việc phát triển thị trường, cần tăng cường kiểm soát chất lượng từ khâu nuôi đến đến đầu ra xuất khẩu, trong đó cần tập chung vào các khâu then chốt.
Chia sẻ về nội dung này, ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải hỗ trợ các tỉnh triển khai thực hiện các dự án cá tra 3 cấp, giúp các tỉnh thay đổi chất lượng đàn cá tra bố mẹ, phục vụ cho việc sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường cá tra bột chất lượng tốt trong những năm tiếp theo. Đồng thời, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đi đầu trong việc nghiên cứu, sản xuất, bảo quản giống, ương dưỡng giống cá tra chất lượng cao và hỗ trợ chứng nhận các tiêu chuẩn chất lượng cho vùng nuôi và ương cá tra giống…. đây là những khâu quan trọng quyết định đến chất lượng cá tra xuất khẩu.
“Phải ổn định diện tích, bám theo quy hoạch hiện có, nuôi liên kết chặt chặt chẽ với doanh nghiệp, nhưng tăng giá trị của nó, tăng giống chất lượng, tăng quy trình nuôi đảm bảo tiến bộ kỹ thuật để tăng hiệu quả người nuôi lên. Tiếp tục chọn một số địa bàn thành vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để ươm cá tra và có liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ. Đây là cơ hội để người dân nuôi cá thương phẩm chuyển sang thành lập các HTX sản xuất giống, có tiêu thụ đầu ra, để an toàn hơn việc nuôi thương phẩm, còn nuôi thương phẩm để doanh nghiệp tham gia”, ông Trần Anh Thư nêu ý kiến.
“Phải ổn định diện tích, bám theo quy hoạch hiện có, nuôi liên kết chặt chặt chẽ với doanh nghiệp, nhưng tăng giá trị của nó, tăng giống chất lượng, tăng quy trình nuôi đảm bảo tiến bộ kỹ thuật để tăng hiệu quả người nuôi lên. Tiếp tục chọn một số địa bàn thành vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để ươm cá tra và có liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ. Đây là cơ hội để người dân nuôi cá thương phẩm chuyển sang thành lập các HTX sản xuất giống, có tiêu thụ đầu ra, để an toàn hơn việc nuôi thương phẩm, còn nuôi thương phẩm để doanh nghiệp tham gia”, ông Trần Anh Thư nêu ý kiến.
Chế biến cá tra
Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2019, ngành cá tra Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu đạt hơn 2,4 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2018. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu này và để phát triển ngành cá tra bền vững, trước mắt Ngành nông nghiệp cùng các địa phương quy hoạch lại sản xuất từ khâu giống, thức ăn, nuôi đến chế biến, xuất khẩu; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, ưu tiên đầu tư giá trị gia tăng cho sản phẩm, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu… đẩy mạnh liên kết giữa người nuôi với doanh nghiệp nhằm gia tăng xuất khẩu cá tra.
“Để làm được điều này, đòi hỏi sự vào cuộc của cả 3 khu vực; một là chính phủ, các bộ, ngành phải tiếp tục hoàn thành các thể chế; thứ hai là các doanh nghiệp, thông qua ngành hàng mình phải đoàn kết để tận dụng được khoa học công nghệ 4.0. Các doanh nghiệp phải tập trung hơn để ứng dụng vào các công đoạn; từ công đoạn phát triển vùng nguyên liệu đến chế biến, cho đến công đoạn phát triển thị trường cũng phải áp dụng công nghệ 4.0. Chúng ta vẫn còn 20% người dân nuôi liên kết với các doanh nghiệp thì phải liên kết chặt chẽ hơn, thì hiệu quả mới cao và bền vững”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ.
Để ngành cá tra phát triển bền vững trong thời gian tới, cần có các giải pháp về quản lý và tổ chức sản xuất, phát triển thị trường; đa dạng hóa sản phẩm và phát triển sản phẩm giá trị gia tăng. Đặc biệt là công đoạn ươm con giống, chọn tạo giống cá tra bố mẹ tốt; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất; sản xuất và tiêu thụ cá tra theo chuỗi liên kết và gắn với thị trường./.
Theo Phan Ánh/VOV-ĐBSCL
Ý kiến ()