Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Sáu, 15/11/2024 05:46 (GMT +7)
Hàng loạt học sinh có triệu chứng bệnh viêm cầu thận cấp
Thứ 4, 22/02/2017 | 15:42:00 [GMT +7] A A
Sáng 22/2, các y bác sĩ của Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An phối hợp với Trung tâm y tế, Bệnh viện đa khoa huyện Quế Phong (Nghệ An) đã về trường Tiểu học và THCS Hạnh Dịch để khám sàng lọc và tư vấn sức khỏe cho gần 200 học sinh của trường.
Các y, bác sĩ đã tiến hành khám lâm sàng, làm các thủ tục xét nghiệm máu, lấy nước tiểu của học sinh; sau khi có kết quả, các y, bác sĩ sẽ tư vấn cho phụ huynh về cách phòng và chữa bệnh.
Tiến hành thực hiện ca ghép thận cho bệnh nhân bị bệnh viêm cầu thận mạn tính giai đoạn cuối. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN |
Trước đó, từ đầu tháng 11/2016 đến nay đã có 20 học sinh trường Tiểu học và THCS Hạnh Dịch nghi bị mắc bệnh viêm cầu thận cấp, trong đó có hai em đã tử vong. Trường hợp học sinh phát bệnh đầu tiên là em Lô Đình Yên (8 tuổi, học lớp 2), nhập viện ngày 14/11/2016.
Tính đến ngày 21/2, tại xã Hạnh Dịch có 20 học sinh (17 học sinh THCS và 3 học sinh tiểu học) mắc các triệu chứng phù, đái ít, nước tiểu sẫm màu. Hai học sinh đã tử vong do suy thận nặng là em Lô Văn Hiếu (12 tuổi, học sinh lớp 7) và em Lô Văn Tuấn (8 tuổi, em trai Hiếu).
Cả 2 em đều bệnh nặng, được gia đình xin xuất viện và sau đó tử vong tại nhà. Trong số 20 bệnh nhân, có 16 bệnh nhân ăn bán trú, 4 bệnh nhân ăn tại nhà. “Có thể bệnh đã lây lan từ học sinh này sang học sinh khác vì các em bị mắc bệnh ở bậc THCS đều ở nội trú, ăn chung với nhau”, ông Lang Văn Thái – Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Quế Phong cho biết.
Ngày 21/2, Sở Y tế Nghệ đã triệu tập cuộc họp Hội đồng chuyên môn để xác định nguyên nhân khiến hàng loạt học sinh ở xã Hạnh Dịch bị suy thận; đồng thời có báo cáo gửi Bộ Y tế, UBND tỉnh Nghệ An về tình hình bệnh nhân tại xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong nghi nhiễm bệnh viêm cầu thận cấp, trong đó có 2 học sinh đã tử vong.Một ngày trước đó, Sở Y tế Nghệ An thành lập đoàn công tác gồm các bác sĩ của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm y tế và Bệnh viện đa khoa huyện Quế Phong về xã Hạnh Dịch để lấy mẫu xét nghiệm. Thông tin từ Sở Y tế Nghệ An cho biết, nguyên nhân ban đầu chưa được xác định do phải chờ kết quả xét nghiệm mẫu nước ăn uống sinh hoạt, nhưng Hội đồng chuyên môn nghĩ nhiều đến viêm cầu thận cấp do liên cầu khuẩn.
Ngày 21/2, Sở Y tế Nghệ đã triệu tập cuộc họp Hội đồng chuyên môn để xác định nguyên nhân khiến hàng loạt học sinh ở xã Hạnh Dịch bị suy thận; đồng thời có báo cáo gửi Bộ Y tế, UBND tỉnh Nghệ An về tình hình bệnh nhân tại xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong nghi nhiễm bệnh viêm cầu thận cấp, trong đó có 2 học sinh đã tử vong.Một ngày trước đó, Sở Y tế Nghệ An thành lập đoàn công tác gồm các bác sĩ của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm y tế và Bệnh viện đa khoa huyện Quế Phong về xã Hạnh Dịch để lấy mẫu xét nghiệm. Thông tin từ Sở Y tế Nghệ An cho biết, nguyên nhân ban đầu chưa được xác định do phải chờ kết quả xét nghiệm mẫu nước ăn uống sinh hoạt, nhưng Hội đồng chuyên môn nghĩ nhiều đến viêm cầu thận cấp do liên cầu khuẩn.
Bác sĩ Nguyễn Chí Sĩ – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp kiêm Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho hay, viêm cầu thận cấp do liên cầu khuẩn có 2 thể: thể lành tính và thể ác tính. Thể lành tính thường điều trị xong đợt cấp, sau đó điều trị duy trì từ 6-9 tháng và được tiên lượng tốt, khỏi bệnh hoàn toàn nếu được điều trị đúng. Thể ác tính có thể gây suy tim cấp, suy thận nặng dẫn tới tử vong. Hai bệnh nhân tử vong khi vào viện đều có biểu hiện suy thận, rối loạn điện giải nặng, tổn thương do hoại tử ống thận. Cũng theo bác sĩ Sĩ, độc tố thức ăn, hóa chất hay nguồn nước chưa phải là nguyên nhân bởi nếu như vậy người lớn cũng sẽ bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, nghi ngờ là do người dân miền núi có thói quen dùng thuốc nam để điều trị.
Cô giáo Lang Thị Tuyển – Hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS Hạnh Dịch cho biết thêm: Các năm trước không có hiện tượng này, riêng năm nay mới xảy ra hiện tượng trên, số đông là học sinh trung học cơ sở, không chỉ học sinh ở ký túc, học sinh tiểu học mà xảy ra rải rác ở tất cả các bản. Sau khi có hiện tượng trên, công tác vệ sinh được triển khai và quán triệt tốt. Vệ sinh thân thể cũng như phòng ở, ăn, uống được chú trọng, học sinh phải ăn chín uống sôi, thức ăn có nguồn gốc rõ ràng.
Phòng giáo dục và đào tạo huyện Quế Phong đã tổ chức đoàn đến thăm hỏi, động viên gia đình 2 học sinh tử vong; đồng thời chỉ đạo Trường Tiểu học và THCS Hạnh Dịch phối hợp cùng các đơn vị y tế dọn dẹp vệ sinh môi trường, duy trì tốt công tác vệ sinh thân thể cho học sinh và giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ông Lê Quang Trung – Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Quế Phong cho biết: Ngay sau khi có hiện tượng trên xảy ra, Trung tâm đã phối hợp với chính quyền địa phương, trường học tổ chức tổng vệ sinh môi trường tại xã Hạnh Dịch, đặc biệt là tại các trường có bệnh nhân mắc bệnh. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh; làm tốt vệ sinh cá nhân, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh hiệu quả; phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, giám sát mở rộng các mặt hàng hoa quả, thực phẩm, thuốc nam, nước sinh hoạt… nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
“Chúng tôi cần có thời gian để điều tra thêm về tình hình sử dụng thực phẩm, thói quen ăn uống, điều trị thuốc nam, phác đồ điều trị bệnh nhân viêm cầu thận cấp của người dân xã Hạnh Dịch. Để phòng bệnh, trước mắt cần tuyên truyền cho người dân, học sinh, các em nhỏ vệ sinh thân thể, răng miệng, vệ sinh môi trường sạch sẽ, ăn chín uống sôi, tránh thức ăn lạ dẫn đến ngộ độc. Khi phát hiện các biểu hiện viêm họng, viêm da hay các bệnh ngoài da, cần đến các cơ sở y tế để khám. Trường hợp các bé đã bị bệnh v iêm cầu thận cấp sau đợt điều trị ổn định, cần tiếp tục theo dõi từ 6 đến 9 tháng, có thể uống thuốc phòng từng cấp 1, 2 hoặc 3 theo thể trạng của trẻ, đồng thời khám định kỳ”, bác sĩ Nguyễn Chí Sĩ khuyến cáo.
Ý kiến ()