Thứ Năm, 25/04/2024 18:28 (GMT +7)

Hậu Giang có gần 100% diện tích mía được bao tiêu

Thứ 5, 13/08/2015 | 00:00:00 [GMT +7] A  A

Tính đến đầu tháng 8, các DN, nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã ký hợp đồng bao tiêu gần 100% diện tích mía trong dân, với giá tương đương so với năm 2014.Theo đó, các DN, nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã ký hợp đồng bao tiêu với nông dân được 11.225 ha mía, chiếm hơn 96% diện tích mía trong tỉnh. Trong đó, Cty CP Mía đường Cần Thơ (Casuco) đã ký 9.467 ha, Cty TNHH Mía đường cồn Long Mỹ Phát (Losuco) đã ký 1.785 ha, với giá dự kiến ban đầu dao động từ 750-950đ/kg tùy theo chữ đường mía ở thời điểm thu hoạch, tương đương với giá năm 2014.

 

Gần 100% diện tích mía được bao tiêu

Niên vụ mía 2015-2016, toàn tỉnhhậu Giang trồng được gần 11.500 ha

Cụ thể, Casuco đưa ra mức giá bao tiêu là 830đ/kg, mía 10 chữ đường, cân tại cầu cảng nhà máy. Đối với Losuco, mức giá thu mua là 750-780đ/kg, thu mua tại ruộng, còn cân tại cầu cảng nhà máy là 950đ/kg, mía 10 chữ đường. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá sàn ban đầu, giá sẽ còn tăng nếu thời điểm thu hoạch mà giá đường, giá mía nguyên liệu trên thị trường tăng, nhà máy sẽ có mức điều chỉnh tăng hợp lý, có lợi cho người dân.

Điều mà người trồng mía chưa hài lòng, mặc dù các nhà máy đã ký kết bao tiêu đầu ra nhưng chưa có sự thống nhất về thời gian vào vụ ép mía cũng như giá cả thu mua giữa các nhà máy đường.

Nhằm đảm bảo quyền lợi, giá đầu ra có lãi cho người trồng mía, ông Trương Cảnh Tuyên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đề nghị các nhà máy khẩn trương hoàn tất công tác sửa chữa trang thiết bị và cố gắng ký kết hết diện tích mía trên địa bàn tỉnh. Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh kiểm tra công tác thu mua, đo chữ đường khi vào vụ chính thức nhằm đảm bảo tính khách quan và quyền lợi cho người trồng mía.

Niên vụ mía 2015-2016, toàn tỉnh xuống giống được gần 11.500ha, giảm hơn 1.000 ha so với năm 2014. Nguyên nhân gần đây giá đường trên thị trường giảm, kéo theo giá mía nguyên liệu giảm mạnh. Mặt khác, một số vùng trồng mía không đủ điều kiện tránh lũ, không được đầu tư xây dựng ô đê bao khép kín, thường xuyên bị ngập úng. Hơn nữa nông dân thiếu khoa học kỹ thuật, chậm đổi mới giống mía, trồng giống kém chất lượng, dễ nhiễm bệnh, cho năng suất thấp…, dẫn đến sản xuất thua lỗ, họ chuyển sang trồng cây con khác có giá trị kinh tế cao hơn.

Báo Nông nghiệp Việt Nam

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu