Thứ Năm, 02/05/2024 21:19 (GMT +7)

Hiệu quả từ mô hình nuôi bồ câu thương phẩm

Thứ 4, 13/03/2024 | 10:37:15 [GMT +7] A  A

Trong bối cảnh chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do giá thức ăn tăng mạnh, người chăn nuôi heo,gà vịt.. bỏ chuồng nhiều thì mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm của Ông Trương Văn Cư - ấp Long Thạnh - Xã Long Trì hiện nay đang  đem lại hiệu quả kinh tế cao, ít rủi ro.

Sau nhiều năm gắn bó với nghề trồng thanh long, bỏ công sức nhiều mà thu nhập không ổn định, nhất là sau đại dịch Covid- 19, giá trái thanh long khi lên khi xuống làm cho nhiều nhà vườn bị thua lỗ nặng, Ông Trương Văn Cư cho biết: Thấy người con gái có chồng về huyện Gò Công- Tiền Giang đang có thu nhập rất ổn định nhờ nuôi bồ câu. năm 2023, Ông Trương Văn Cư  quyết định  đầu tư phát triển kinh tế. gia đình với mô hình nuôi chim bồ câu lai Pháp.

mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm của Ông Trương Văn Cư

Với 3000 mét vuông đất, Ông đầu tư trên 600 triệu đồng làm trang trại, mua 1.200 căp bồ câu Pháp, bồ câu Xiêm về nuôi. Qua quá trình nuôi, thấy bồ câu dễ nuôi, nhanh lớn, ít dịch bệnh, thức ăn đơn giản, nhu cầu thị trường cao, lại không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc. Ông quyết định mở rộng chuồng tăng đàn bồ câu, đầu tư lồng ghép chim, nhân số lượng lên, hiện tại chuồng bồ câu của ông có trên 2000 cặp, trong đó có 1500 cặp đang sinh sản..

Ông Cư cho biết, một trong những khâu quan trọng của nuôi bồ câu là chọn giống bố mẹ và chăm cho đến khi chúng sinh sản được. Con giống được lựa chọn phải khỏe mạnh, lông mượt, nhanh nhẹn và không có dị tật. 

Con giống được lựa chọn phải khỏe mạnh, lông mượt, nhanh nhẹn và không có dị tật

Ngoài ra, chuồng trại cũng phải được đầu tư kiên cố, ngăn thành từng dãy lồng, mỗi dãy lồng lại được chia thành từng ngăn để nuôi từng loại chim bố mẹ, có hệ thống cấp nước uống tự động cho chim bồ câu, đảm bảo chuồng trại luôn thoáng mát và hệ thống tưới mái tự động, làm mát vào mùa hè. 

Quá trình nuôi và chăm sóc bồ câu tương đối đơn giản, từ lúc chim nở đến lúc sinh sản khoảng 5 đến 6 tháng. Khoảng 30- 35 ngày chim đẻ 1 lần, mỗi lần 2 trứng.

Trứng bồ câu ấp khoảng 18 ngày thì nở và chỉ sau khoảng 10 ngày nuôi con

Trứng bồ câu ấp khoảng 18 ngày thì nở và chỉ sau khoảng 10 ngày nuôi con, chim mẹ tiếp tục đẻ lứa tiếp theo. Để rút ngắn quá trình ấp ứng của chim bố mẹ và tăng sản lượng đẻ trứng, Ông Cư đã ứng dụng phương pháp ấp trứng bằng máy ấp, giảm một nữa số bồ câu ấp trứng, sau khi trứng nở, Ông lại cho mổi con bồ câu mẹ nuôi 3 bồ câu con, Chim bồ câu bố mẹ sẽ chăm con non bằng cách mớm thức ăn cho đến tận khi chim con được xuất bán. Thông thường, mỗi năm một cặp chim bố mẹ sẽ cho từ 10- 12 cặp chim con.

Vì các lứa bồ câu đẻ xen kẽ liên tục nên Ông Cư cũng xuất bán được hàng tuần. Với 1.200 đôi chim bố mẹ, mỗi tuần trung bình ông Cư xuất bán cho thương lái khoảng 300 con bồ câu thương phẩm, với giá 112.000 đồng 1 cặp bồ câu Pháp, còn bồ câu Xiêm có giá 92.000 đồng cặp.Thu nhập bình quân một tháng sau khi trừ chi phí, Ông Cư có lời khoảng 20 triệu đồng..

Cùng với việc bán bồ câu thương phẩm, mổi tháng, Ông còn bán trên 100 bao phân bồ câu,với giá 27.000 đồng/bao, ông có thêm hơn 3 triệu đồng từ phân chim bồ câu.

Trứng bồ câu ấp khoảng 18 ngày thì nở và chỉ sau khoảng 10 ngày nuôi con

Thấy được hiệu quả từ nuôi bồ câu, Ông Cư đã xây dựng thêm 3000 mét vuông chuồng trại và tiếp tục nhân đàn thêm  300 cặp bồ câu , ông cho biết, đến hết năm nay, đàn bồ câu của ông sẽ tăng lên khoảng 4.000 cặp.. 

Hiện nay, thịt chim bồ câu rất được ưa chuộng. Do đây nguồn thực phẩm bổ dưỡng, được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như: nấu cháo, tiềm, quay... nhất là để bồi bổ cho trẻ em, người bệnh. Nhu cầu cao, nhà nuôi ít nên chim bồ câu thương phẩm thường xuyên khan hàng, nhiều lúc không đủ số lượng cung cấp, vì thế hiện giá chim đã tăng 20- 30% so với trước.

Hiện tại, Ông Cư có thể hoàn toàn chủ động về kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim bồ câu. Tuy nhiên, Ông vẫn không ngừng học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm từ  sách báo,và qua các chủ trại  mà ông quen  biết để  nâng cao kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi chim bồ câu . Bên cạnh đó, Ông Cư luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kỹ thuật chăm sóc, phòng dịch bệnh đối với chim câu với mong muốn mô hình nuôi chim câu thương phẩm được nhân rộng hơn trong địa bàn huyện.

Cán bộ Hội nông dân huyện,xã Long Trì tham quan chuồng bồ câu của Ông Cư

Ông Trần Văn Nĩnh,  Chủ tịch Hội Nông dân Huyện Châu Thành  cho biết: Mô hình nuôi chim bồ câu thương phẩm của Ông Trương Văn Cư  là hướng phát triển kinh tế hiệu quả cần được nhân rộng để nhân dân tận dụng lợi thế về đất đai và sức lao động, làm chủ, làm giàu ngay chính tại mảnh đất của mình . Thời gian tới, Hội Nông dân huyện  sẽ cùng với Ông Trương Văn Cư hỗ trợ việc tư vấn kỹ thuật chăn nuôi cũng như định hướng thị trường cho  hội viên nông dân để phát triển mô hình chăn nuôi này một cách bền vững.

Minh Trực

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu