Thứ Sáu, 20/09/2024 14:43 (GMT +7)

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

Thứ 6, 25/12/2015 | 00:00:00 [GMT +7] A  A

“Nhờ thực hiện tốt công tác lao động việc làm, tỷ lệ thất nghiệp của những người trong độ tuổi lao động liên tục giảm còn khoảng 2,4%; mạng lưới dạy nghề từng bước phát triển với gần 1.500 cơ sở, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước hội nhập quốc tế”. Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH – Phạm Thị Hải Chuyền tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện nhiệm vụ trên lĩnh vực lao động, người có công và 6 năm thực hiện đề án đào tạo nghề nông thôn. Đến dự hội nghị có phó thủ tướng chính phủ Vũ Đức Đam. Tại đầu cầu Tại đầu cầu LA, GĐ sở LĐTB&XH Nguyễn Văn Bon chủ trì hội nghị.

Báo cáo tại hội nghị cho thấy: 5 năm 2011 – 2015, ngành lao động thương binh và xã hội đã tạo việc làm cho trên 7,8 triệu người; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 51%, tăng hơn 11% so với cuối năm 2010; đào tạo nghề VN ngày càng phát triển và ghi dấu bằng nhiều giải thưởng cao tại các hội thi tay nghề khu vực và thế giới; nâng chuẩn trợ cấp ưu đãi thường xuyên cho trên 1,4 triệu người có công, huy động mọi nguồn lực xã hội cùng Nhà nước chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 4,5%,….

123884_8-5 nghe

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Ảnh minh họa

Đối với đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn”, trong 6 năm 2010 – 2015, toàn quốc đã có trên 4 triệu lao động nông thôn được đào tạo. Trong đó, có hơn 78% số người có việc làm hoặc làm nghề cũ nhưng có năng suất và thu nhập cao hơn trước.

Tuy nhiên, tỷ lệ lao động có việc làm thiếu bền vững, nguồn cung lao động lớn hơn cầu; tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp còn thấp; tình trạng bạo lực, bất bình đẳng giới còn xảy ra; tệ nạn ma túy chưa được ngăn chặn hiệu quả….

Để từng bước khắc phục hạn chế trên, phó thủ tướng chính phủ – Vũ Đức Đam yêu cầu ngành LĐTB&XH phải đào tạo nghề gắn với thị trường lao động thông qua doanh nghiệp; đổi mới thật chất đề án đào tạo nghề nông thôn; đảm bảo chế độ an sinh xã hội cho người khuyết tật, dân tộc thiểu số và xem đối tượng này là chủ thể trong mọi chính sách; bên cạnh đó, phải tăng cường hơn nữa thực hiện bình đẳng giới; giải quyết tốt tình trạng mại dâm, nghiện ma túy…

Duy Huệ – Minh Hồng

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu