Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Năm, 23/01/2025 21:31 (GMT +7)
Hội thảo bảo tồn sinh học dược liệu Đồng Tháp mười
Thứ 3, 08/08/2017 | 14:41:00 [GMT +7] A A
Sáng nay 8/8/2017, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp Công ty cổ phần nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười tổ chức hội thảo bảo tồn đa dạng sinh học – nguồn gen cây dược liệu vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An. Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Lê Tấn Dũng cùng đại diện một số bộ, ban ngành trung ương, sở, ngành địa phương, các nhà khoa học, doanh nghiệp tham dự hội thảo.
Hơn 30 năm thành lập và phát triển, được sự quan tâm của các bộ, ngành liên quan, chính quyền địa phương và sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân Khu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười, xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa đã giữ gìn và phát triển khu rừng tràm gió quý hiếm, diện tích hơn 960 hecta. Ngoài nhiệm vụ bảo tồn các hệ sinh thái, đa dạng sinh học đất ngập nước, nhiệm vụ bảo tồn gen các loài cây dược liệu và động vật được thực hiện trong nhiều năm qua như tràm gió, tràm trà, bạch đàn chanh, quao, mù u, ô môi, dành dành, sen, trăn, rùa núi vàng, giun đất lớn…
Tại hội thảo, các đại biểu dành thời gian thảo luận, đóng góp nhiều nội dung liên quan đến tầm quan trọng của việc bảo tồn nguồn gen, phát triển cây dược liệu, xác định giá trị cây tràm gió và cây dược liệu trong khu bảo tồn, rừng đặc dụng và bảo tồn đa dạng sinh học cây thuốc, phát triển du lịch…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Lê Tấn Dũng phát biểu tại hội thảo
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Lê Tấn Dũng cho rằng, công tác bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn gen các loài cây dược liệu thời gian qua đạt kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, để vừa bảo tồn vừa phát triển sản xuất, nhất là dược liệu tự nhiên và tổ chức du lịch sinh thái thì cần sự đóng góp ý kiến từ các nhà khoa học, nhà quản lý. Do vậy, hội thảo nhằm góp phần tìm ra giải pháp để bảo tồn và phát triển bền vững sự đa dạng sinh học và nguồn gen cây dược liệu tại Khu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười – một trong những vùng đất ngập nước của nước ta hiện nay, qua đó đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội trên quan điểm bền vững, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên./.
Thanh Thủy – Đức Cảnh
Ý kiến ()