Thứ Năm, 25/04/2024 14:25 (GMT +7)

Hướng dẫn nông dân phân biệt thuốc bảo vệ thực vật thật - giả

Thứ 5, 12/05/2022 | 11:40:21 [GMT +7] A  A

Không chỉ đối mặt với tình trạng giá cả bấp bênh và điều kiện bất lợi của thời tiết, dịch hại, nông dân còn gặp nhiều khó khăn khi giá vật tư nông nghiệp tăng cao, lại thêm rủi ro về hàng giả, kém chất lượng. Hiểu được nỗi lo này, tại nhiều địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, Long An nói riêng, các hoạt động tư vấn pháp luật, hội thảo kỹ thuật, sinh hoạt câu lạc bộ được tổ chức nhiều hơn để đồng hành cùng nông dân.

Nông dân tham gia hội thảo kỹ thuật để cập nhật thêm kiến thức, trao đổi kinh nghiệm canh tác

            Quý I năm 2022, ngành nông nghiệp tỉnh Long An đã thanh tra đột xuất 17 cuộc tại hơn 200 cơ sở, trong đó có vấn đề chấp hành pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, qua đó phát hiện, xử lý vi phạm, chủ yếu là kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, không có giá trị sử dụng, trên nhãn/bao bì có chữ viết không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa… Bên cạnh sự vào cuộc của ngành chức năng, chuỗi “Hội thảo kỹ thuật cùng Lúa Vàng” được tổ chức ở một số tỉnh,thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long tạo điều kiện cho nông dân được trao đổi trực tiếp với nhà khoa học, kỹ sư nông nghiệp về kinh nghiệm canh tác, quản lý dịch hại. Đặc biệt, bà con được thông tin về mức xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp, đại lý khi sản xuất, kinh doanh hàng nhái, hàng giả thuốc bảo vệ thực vật cùng một số lưu ý để bà con mua được sản phẩm chính hãng.

Tại hội thảo ở huyện Tân Thạnh, Luật sư Trần Thanh Phong – Đoàn Luật sư TP Cần Thơ và kỹ sư Trần Thị Mai Phương – Giám đốc Truyền thông Công Ty Hóa Nông Lúa Vàng trao đổi, hướng dẫn nông dân phân biệt thuốc bảo vệ thực vật thật – giả và các biện pháp xử lý vi phạm.

          Anh Nguyễn Văn Hùng - xã Kiến Bình, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An cho biết: “Tôi mua thuốc bảo vệ thực vật là mua của công ty không hà, đến đại lý, kỹ sư người ta phân biệt cho mình, giúp bà con hạn chế được thuốc giả, 3 tháng trời canh tác, mỗi lần sử dụng thuốc cho 1 mẫu trên 1 triệu đồng chứ không ít, 1 vụ gặp 2 lần thuốc giả như vậy là thua. Hiện tôi đang dùng Lúa Vàng ComCat A-Z 150 WP, 1 mẫu xịt 1 hộp, 10 gói, bình 25 lít nước xịt 1 gói, nói chung xịt được, thấy hiệu quả. Thuốc thiệt mình xịt 1 – 2 ngày mình biết trà lúa mình như thế nào, còn thuốc giả 1 tuần hay 10 ngày nó không hấp thu, lúa không được no phẳng hạt, bị thiệt hại khoảng đó”.

Hạn chế rủi ro do sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng góp phần giúp bà con an tâm sản xuất

            Trong thời điểm giá vật tư nông nghiệp tăng cao, việc nắm vững các quy định của pháp luật, xử lý kịp thời khi chẳng may sử dụng thuốc bảo vệ thực vật giả sẽ phần nào hỗ trợ bà con ổn định sản xuất, giảm thiểu rủi ro để có được vụ mùa thắng lợi./.

Thanh Thủy – Đức Cảnh

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu