Thứ Sáu, 15/11/2024 14:10 (GMT +7)

Khi đau thắt lưng bạn cần lưu ý ngay những điều sau

Thứ 5, 18/05/2017 | 10:48:00 [GMT +7] A  A

Thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong những căn bệnh về xương khớp phổ biến hiện nay. Điều trị thoái hóa cột sông thắt lưng cần phải có sự kiên nhẫn trong tập luyện. Tùy vào mức độ và thời gian tổn thương, tùy vào sự luyện tập chăm chỉ của mỗi người mà hiệu quả điều trị sẽ khác nhau. Quan trọng là người bệnh cần phải lưu ý những điều dưới đây.

Do thói quen sinh hoạt không hợp lí
Biểu hiện thường gặp nhất của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là đau ê ẩm vùng ngang lưng, cơn đau dọc mông tỏa xuống dưới bắp chân. Ngoài biểu hiện đau lưng, người bệnh có cảm giác tê bì cả chân. Có những bệnh nhân khi bị thoái hóa chèn ép tới các cơ quan khác kèm theo các biểu hiện như: buồn tiểu, tiểu không tự chủ…làm ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng sống cũng như công việc.
Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thắt lưng đa phần là do thói quen sinh hoạt không hợp lí. Đặc biệt bệnh này thường xuyên xảy ra với dân văn phòng, lái xe, công nhân nhà máy do đặc thù công việc ngồi lâu, mang vác nặng.

Đau thắt lưng thường xuyên xảy ra với dân văn phòng.

Trường hợp chị Nguyễn Thị Thủy, (35 tuổi) ở Thanh Xuân, Hà Nội, thấy có biểu hiện tê mỏi chân, mới đầu chị Thủy tưởng mình bị chuột rút hoặc ngồi lâu bị tê chân. Nhưng gần đây, hiện tượng tê mỏi nặng hơn, chị khám thì bác sĩ kết luận chị bị thoái hóa cột sống thắt lưng. Sau khi dùng đợt thuốc chữa đau lưng cấp kết hợp với đi bộ nhẹ nhàng, biểu hiện tê mỏi giảm rõ rệt.
Trường hợp của chị Hoàng Thu Hoài (38 tuổi) ở Ba Đình, Hà Nội, ban đầu chị nghĩ mình bị giãn cơ do mới tập môn aerobic. Nhưng thấy những cơn đau ngày càng nặng hơn, chị đi khám thì bác sĩ kết luận chị bị thoái hóa cột sống thắt lưng và được khuyến cáo nên dừng tập bộ môn này bởi nó càng khiến bệnh tình nặng thêm.
Theo bác sĩ Nguyễn Thu Hương, chuyên gia Y học cổ truyền cho biết, thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính tiến triển từ từ và tăng dần, gây đau cho người bệnh và có thể biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Do tình trạng chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm lặp đi lặp lại trong thời gian dài dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng thành thoái hóa cột sống.
Để phòng ngừa đau lưng, cần tập luyện đúng cách
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ bệnh nhân thoái hóa xảy ra cao nhất ở những người làm việc có thói quen ngồi quá lâu. Rất nhiều người nhầm tưởng, thói quen này là yếu tố nhỏ ảnh hưởng tới hệ thống cột sống. WHO khuyến cáo thời gian tối đa cho mỗi đợt ngồi chỉ là 30-40 phút, sau đó hãy giành 1-2 phút để đi lại vận động.

Vật lí trị liệu chữa thoái háo cột sống thắt lưng.

Có nhiều cách để điều trị những cơn đau nhức thắt lưng tận gốc và hiệu quả. Trong đó kết hợp liệu trình nắn chỉnh thần kinh cột sống với các bài tập giãn cơ là những bước rất cần thiết để giúp phục hồi chức năng tự nhiên của cột sống. Người bệnh không nên lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm khi cơn đau nhức quá sức chịu đựng, nhằm tránh các tác dụng phụ như giòn xương, ảnh hưởng đến thận và đường tiêu hóa. Thay vào đó, có thể sử dụng thêm các thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp.

Bài thuốc y học cổ truyền An Cốt Nam có thể là một gợi ý tốt nhất cho bạn. Với các thành phần thảo dược tự nhiên như Trư Lủng Thảo, Bí Kì Nam, Tần Giao, Hương Nhu tía…hỗ trợ chữa đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, tê buồn chân tay. Bài thuốc được chứng nhận độ an toàn cao và tin tưởng sử dụng của nhiều người bệnh trên toàn quốc.
TTXVN

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu