Thứ Sáu, 20/09/2024 10:55 (GMT +7)

Kiếm tiền triệu từ cây tắc

Thứ 5, 04/08/2022 | 05:55:58 [GMT +7] A  A

Để nâng cao giá trị kinh tế trên đất lúa kém hiệu quả, hơn 4 năm nay, nhiều hộ dân ở xã biên giới Thạnh Trị, thị xã Kiến Tường đang bén duyên với cây tắc. Từ việc thử nghiệm ban đầu, nay diện tích trồng tắc tại đây dần được mở rộng, gắn với việc ký kết đầu ra để trái tắc duy trì tiêu thụ ổn định hơn.

Khoảng 1 tháng rưỡi sẽ thu hoạch 1 đợt kéo dài tầm 10 ngày, với trên dưới 20 tấn

Ông NGUYỄN CÔNG BẰNG – Xã Thạnh Trị, thị xã Kiến Tường khởi xướng cho phong trào trồng cây tắc trên đất lúa kém hiệu quả ở Thạnh Trị. Từ vài chục gốc thử nghiệm, sau hơn 4 năm số lượng cây tắc tại vườn đã tăng lên hơn 4 ngàn gốc trên 1,2 hecta diện tích này.

Ông NGUYỄN CÔNG BẰNG – Xã Thạnh Trị, thị xã Kiến Tường: “Sau 4 năm, tôi và mấy anh em đánh giá là cây tắc ở đây cho năng suất cao hơn ở vùng đất chính của nó là ở Bến Tre. // Tại vì vùng Thạnh Trị là vùng đất cát, đa phần làm lúa được 1 vụ, vụ sau sẽ thất, nên tôi mạnh dạn chuyển đổi sang cây tắc”

Trừ hết chi phí, mỗi năm anh Bằng thu lợi nhuận trên dưới 200 triệu đồng.

Do đặc tính dễ thích nghi và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại đây, nên việc trồng tắc cũng không quá đòi hỏi cao về kỹ thuật. Khoảng 1 tháng rưỡi sẽ thu hoạch 1 đợt kéo dài tầm 10 ngày, với trên dưới 20 tấn, hiện giá tắc dao động từ 10 đến 20 ngàn đồng/kg. Trừ hết chi phí, mỗi năm anh Bằng thu lợi nhuận trên dưới 200 triệu đồng.

Ông NGUYỄN CÔNG BẰNG – Xã Thạnh Trị, thị xã Kiến Tường: “Cây tắc này kỹ thuật không phức tạp, rất đơn giản, chủ yếu đi phân, thuốc đều là được, không đòi hỏi kỹ thuật cao. Tại vì trên cây tắc không có dịch bệnh, nên đa số mình dùng thuốc dưỡng, giờ là đa số là gốc từ sinh học, chứ không còn xài thuốc hoá học như trước nữa”

Hiện giá tắc dao động từ 10 đến 20 ngàn đồng/kg

Ngoài hỗ trợ khoảng 10 nhân công trồng tắc được khoảng 12 hecta, anh Bằng còn là cầu nối liên kết với đơn vị thu mua để hỗ trợ đầu ra cho bà con. Do các hộ ở đây đều trồng xen kẻ, nên mỗi ngày đều có khoảng 1 tấn trái tắc đưa đi tiêu thụ.

Bà PHẠM THỊ NGỌC TIỀN – Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Trị, thị xã Kiến Tường: “Cũng có một số hộ như anh Bằng trồng chuyên tắc không, có một số hộ cũng. Bên cạnh đó, cũng có mô hình trồng tắc rồi tận dụng các đường nước để nuôi ếch, nuôi cá ngắn ngày, nên bán cũng có thêm được lợi nhuận”

Ngoài việc hỗ trợ bà con nhân rộng mô hình, việc thu hoạch tắc cũng giúp cho hàng chục lao động nhàn rỗi ở địa phương có thêm thu nhập.

Ông TÔ VĂN SUM – Xã Thạnh Trị, thị xã Kiến Tường: “Công việc này cũng là phụ, chủ yếu là làm ruộng và chăn bò, nên rảnh thì đi cắt tắc phụ, ngày kiếm cũng được khoảng 200 ngàn đồng"

Trồng cây tắc kỹ thuật không phức tạp, chủ yếu đi phân, thuốc đều là được, không đòi hỏi kỹ thuật cao

Việc lựa chọn cây gì, con gì trong chuyển đổi cây trồng đóng vai trò rất quan trọng. Song, việc định hướng được đầu ra mới chính là điều kiện tiên quyết, kiến tạo sự thành công về mặt kinh tế. Và với cây tắc này, bà con nông dân nơi đây đã làm tốt cả 2 yếu tố trên, nên giờ là lúc họ gặt được trái ngọt, sau những cố gắng không ngừng nghỉ.

Huỳnh Phong – Hùng Anh

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu