Chủ Nhật, 19/01/2025 16:22 (GMT +7)

Lãi suất có thể giảm tiếp?

Thứ 2, 04/09/2017 | 08:41:00 [GMT +7] A  A

VOV.VN – Xu hướng giảm lãi suất được dự báo còn tiếp tục trong những tháng cuối năm 2017, do có nhiều yếu tố hỗ trợ từ trong nước và quốc tế.

Theo các chuyên gia kinh tế, mục tiêu từ nay đến cuối năm giảm lãi suất thêm 0,5% là có khả thi. Ðưa ra các yếu tố hỗ trợ giảm lãi suất, nhiều chuyên gia cho rằng, trước hết là áp lực từ phía tỷ giá không quá lớn. Cùng với đó, lạm phát nhiều khả năng được kiểm soát dưới mức mục tiêu Quốc hội đề ra (4%).

tu nay den cuoi nam lai suat co the giam tiep hinh 1
Từ nay đến cuối năm lãi suất có thể giảm (Ảnh minh họa: CafeF)

Ngoài ra, chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước cũng hỗ trợ lớn cho việc giảm lãi suất. Cụ thể trong tháng 7, Ngân hàng Nhà nước hạ các mức lãi suất điều hành và trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng cho rằng, mục tiêu giảm lãi suất thêm 0,5% là có khả thi, khi tính thanh khoản của ngân hàng tăng lên.

Nếu Ngân hàng Nhà nước mua trái phiếu Chính phủ từ các ngân hàng thì sẽ đẩy một lượng tiền vào lưu thông. Trên thị trường liên ngân hàng, tính thanh khoản tốt, nguồn tiền dồi dào cũng hỗ trợ cho các ngân hàng có nguồn vốn tương đối thuận lợi cho vay ra với lãi suất giảm.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng lưu ý: Từ đầu năm đến nay tăng trưởng tín dụng cao hơn tăng trưởng huy động vốn nên nếu chỉ dựa vào thị trường 1, các ngân hàng chật vật huy động vốn để giúp tăng trưởng tín dụng lên 21-22%. Nếu Ngân hàng Nhà nước không hỗ trợ thanh khoản thì các ngân hàng thương mại khó có thể giảm lãi suất được. Để các ngân hàng giảm lãi suất 0,5% thì có lẽ ngân hàng Nhà nước cần đẩy một lượng tiền lớn vào lưu thông. Tuy nhiên điều này cũng cần thận trọng vì có thể đẩy lạm phát tăng lên.

Hiện các ngân hàng thương mại phải dành một nguồn tiền lớn để trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ, khiến chi phí vốn của các ngân hàng tăng lên. Do đó, nếu muốn giảm tiếp lãi suất cho vay, một trong những vấn đề quan trọng là phải xử lý được nợ xấu.

Nút thắt xử lý nợ xấu đã có cơ chế pháp lý thuận lợi khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Ðề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020./.

Việt Hà/VOV-Trung tâm Tin

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu