Tất cả chuyên mục
![](https://media.la34.com.vn/upload/files/logo/Logo_LA34.svg.png)
Bệnh khảm virus trên cây khoai mì là 1 bệnh mới, đáng lo ngại, nếu nhiễm nặng có thể gây thiệt hại về năng suất. Bệnh này đang có mặt trên nhiều diện tích khoai mì ở tỉnh Long An, bao gồm: Thủ Thừa, Bến Lức, Đức Hòa,… Ngành chức năng khuyến cáo nông dân nên quan tâm nhiều hơn đến bệnh này, để đảm bảo trồng trọt đạt hiệu quả.
Toàn tỉnh Long An có gần 700ha khoai mì, tập trung ở các huyện: Thạnh Hóa, Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa
Theo thống kê, hiện nay tỉnh Long An có gần 700 ha khoai mì chủ yếu đang giai đoạn thu hoạch và chuẩn bị trồng mới, tập trung ở các huyện: Thạnh Hóa, Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa. Các giống mì được nông dân sử dụng là giống địa phương và giống HLS11, trong đó HLS11 có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn cả. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, bệnh khảm lá virus đã và đang gây hại gần 113ha mì ở Long An, tỉ lệ từ 5 đến 15%, chưa ảnh hưởng nhiều đến năng suất.
Bênh khảm gây nên những đốm loang lổ màu vàng trên lá mì, bênh nặng đã làm cho lá mì biến dạng
Bà Đoàn Phương Nga – Trưởng phòng BVTV – Chi cục TT&BVTV Long An, cho biết: “Triệu chứng cơ bản điển hình của bệnh khảm là trên lá nó loang lổ những chấm màu vàng. Nếu mà mức độ nặng thì lá nó sẽ biến dạng, nhăn nheo, co rúm lại ở các đầu lá. Cơ chế lây truyền của bệnh khảm virus hại sắn thứ nhất là môi giới tức là do bọ phấn trắng lậy truyền, phát tán virus, thứ hai có thể là do qua hom giống”
Thời gian qua, Bến Lức là địa phương phát triển mạnh về cây mì, do người dân trồng mía kém hiệu quả. Qua đánh giá, mì là cây dễ trồng, chi phí đầu tư tương đối thấp (khoảng 25 triệu đồng/ha), 1 năm thu hoạch được 1 vụ. Lợi nhuận 1 ha tối đa có thể lên đến 50, 60 triệu đồng, công chăm sóc ít nên người dân tập trung phát triển cây mì. Diện tích khoai mì ở Bến Lức hiện nay chiếm gần 50% diện tích mì toàn tỉnh. Trong đó xã Bình Đức là xã có diện tích cây khoai mì cao hơn cả với trên 180ha, số diện tích này đã và đang xuất hiện bệnh khảm virus, với tỉ lệ 10 – 15%.
Hiện nay nhiều ruộng khoai mì bị nhiểm bệnh khảm được thu hoạch, ngành chức năng khuyến cáo người dân không nên dùng thân cây bị bệnh làm hom giống vì chắc chắn bệnh khảm sẽ theo đó mà gây hại trên cây khoai mì sau này
Ông Nguyễn Văn Cơ – Phó trưởng Trạm TT&BVTV huyện Bến Lức – Long An khuyến cáo: “Ở Bến Lức thì có 98 ha khoai mì bị nhiểm với nhiều mức độ khác nhau. Hiện bà con cũng đang xuống giống, chúng tôi khuyến cáo bà con cần gạn lọc thật kỹ, trành sử dụng những cây mì bị nhiểm hoặc mua cây mì từ những địa phương đã có bị nhiểm bệnh khảm”
Bệnh khảm virus trên cây khoai mì xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2017 tại tỉnh Tây Ninh, sau đó lan sang các tỉnh: Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước và Long An,… Bệnh tương đối khó kiểm soát, lại chưa có thuốc đặc trị, cho nên trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp sẽ tăng cường công tác kiểm dịch đối với hom giống khi đưa vào trồng trọt. Về phía nông dân, cần tuân thủ các khuyến cáo, hướng dẫn sử dụng giống từ ngành chức năng, trồng đúng kĩ thuật, tuyệt đối không dùng lại hoặc vận chuyển hom khi đã phát hiện bệnh để tránh lây lan, gây thiệt hại trên diện rộng.
Mỹ Yến – Võ Huy
Ý kiến ()