Tất cả chuyên mục
![](https://media.la34.com.vn/upload/files/logo/Logo_LA34.svg.png)
Thông tin từ ngành Nông nghiệp cho biết, hiện nay diện trồng tích khoai mì trên toàn tỉnh đang gia tăng trở lại.
Nếu như cuối năm 2017 toàn tỉnh có trên 470 hecta, thì cuối năm 2018 có gần 700 hecta khoai mì được người dân xuống giống, chủ yếu ở các huyện như Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa.
Đến cuối năm 2018 toàn tỉnh đã có cuối năm 2018 có gần 700 hecta khoai mì được người dân xuống giống
Nguyên nhân xuất phát từ việc chuyển đổi cây trồng hiệu quả hơn trên đất lúa, thêm nữa là chân đất trồng mía trước đây cũng là vùng thích hợp cho cây khoai mì, thời gian gần đây cây mía không còn hiệu quả nên người dân chuyển sang trồng loại cây này.
Ông Nguyễn Văn Cơ, Phó trưởng Trạm TT&BVTV huyện Bến Lức, Long An cho biết: “Trước đến giờ thì một số địa phương như Bình Đức thì người ta có chuyên canh. Gần đây do tình hình chuyển đổi cây trồng nên nông dân chuyển sang trồng cây mì. Cây mì thì dễ trồng”.
Cây khoai mì tương đối dễ trồng và cho thu nhập khá
Khoai mì là cây dễ trồng, chi phí đầu tư tương đối thấp (khoảng 25 triệu đồng/ha), 1 năm thu hoạch được 1 vụ. Lợi nhuận 1 ha tối đa có thể lên đến 50 – 60 triệu đồng, công chăm sóc ít nên người dân tập trung phát triển cây mì.
Tuy nhiên, hiện tại khoai mì tại Long An cũng đang bị nhiễm bệnh khảm nhẹ. Cơ quan bảo vệ thực vật khuyến cáo người dân tránh dung thân cây đã nhiễm bệnh khảm làm hom giống hoặc thận trọng khi sử dụng giống khoai mì HLS11.
Võ Văn Huy
Ý kiến ()