Tất cả chuyên mục

Liên tục rớt giá thê thảm, cây mía mất dần chỗ đứng buộc người dân phải tìm hướng đi mới trong sản xuất.
Từ 13.000 hecta năm 2013, hiện nay diện tích mía trên địa bàn tỉnh Long An chỉ còn chưa đến 5.500 hecta. Mấy năm trước, mía có giá từ 300 đến 400 ngàn đồng/tấn, người dân đã “méo mặt” vì thất thu, thì niên vụ mía 2018-2019 này càng “thê thảm” hơn khi giá xuống thấp kỷ lục 40 – 50 ngàn đồng/tấn. Trong khi đó, giá thuê nhân công thu hoạch 1 tấn mía cao gấp 3 – 4 lần giá bán. Điều này đã đẩy người trồng mía vào tình thế dỡ khóc dỡ cười vì bán không ai mua, cho cũng không ai nhận. Hiện, tỉnh Long An vẫn còn gần 1.700 hecta mía đang chết khô ngoài đồng.
Long An hiện chỉ còn chưa đến 5.500 hecta mía, trong khí đó còn đến 1.700ha khô héo không bán được
Cây mía mất dần chỗ đứng khiến người dân phải loay hoay tìm hướng đi mới trong sản xuất. Trong đó, một số diện tích đã được chuyển sang trồng thanh long, trồng chanh, khóm hoặc trồng mì …. bước đầu cho hiệu quả kinh tế ổn định hơn so với trồng mía. Tuy nhiên, về lâu dài, vẫn cần định hướng từ phía ngành chức năng cũng như địa phương về việc duy trì hay không vùng mía nguyên liệu, nếu không thì chuyển đổi cơ cấu cây trồng như thế nào cho hợp lý?./.
Duy Huệ – Võ Huy
Ý kiến ()