Tất cả chuyên mục

“Mỗi xã một sản phẩm” đây là đề án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2030. Đề án vừa được triển khai ngày 14.3 với sự tham dự của các Sở, ngành liên quan và phòng nông nghiệp 15 huyện, thị xã, thành phố.
“Mỗi xã một sản phẩm” – gọi tắt là OCOP – là mô hình được học tập, vận dụng kinh nghiệm từ phong trào “mỗi làng một sản phẩm” của Nhật Bản. Thông qua mô hình nhằm gắn kết được các hoạt động sản xuất với chế biến, tiêu thụ, tạo ra việc làm, nâng cao giá trị gia tăng trong các sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, từ đó làm tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Theo đó, mục tiêu giai đoạn 2018-2020 của đề án sẽ tiêu chuẩn hóa 10 sản phẩm đặc thù của tỉnh, phấn đấu có 3 sản phẩm tham gia sản phẩm OCOP của quốc gia. Riêng giai đoạn 2021-2030 sẽ triển khai thực hiện mô hình làng văn hóa du lịch và phấn đấu có 1 điểm trưng bày sản phẩm OCOP gắn với điểm du lịch. Tổng kinh phí thực hiện đề án là gần 320 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách và vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân.
Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” là chương trình trọng điểm quốc gia, khi được triển khai thực hiện sẽ góp phần khuyến khích người dân nông thôn làm sống lại các giá trị tốt đẹp của quê hương./.
Duy Huệ – Võ Huy
Ý kiến ()