Chủ Nhật, 12/01/2025 22:01 (GMT +7)

Long An với quá trình phát triển đô thị

Thứ 6, 03/06/2016 | 00:00:00 [GMT +7] A  A

Chính sự hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa và tập trung dân cư, góp phần mở rộng các thị trấn, thị tứ; đồng thời tạo lập thêm nhiều điểm dân cư đô thị mới trên địa bàn Long An. Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân tỉnh đã có nhiều nỗ lực và tập trung trong xây dựng phát triển đô thị, dân cư và công nghiệp nhưng kết quả vẫn chưa được như mong muốn.

TP Tan An

Đô thị TP Tân An. Nguồn Internet

Toàn tỉnh hiện nay có 17 đô thị, gồm 1 đô thị loại III là thành phố Tân An, 5 đô thị loại IV và 11 đô thị loại V. Ngoài ra còn có nhiều khu vực thị tứ tập trung dân cư có khả năng phát triển thành đô thị loại V nằm rải rác ở các huyện. Tuy nhiên, tỷ lệ đô thị hóa của Long An đến nay vẫn còn ở mức thấp, xấp xỉ 24% về dân cư và khoảng 11% về diện tích đất xây dựng đô thị, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ đô thị hóa trung bình của cả nước. Chính vì vậy, tổng quan kiến trúc, qui hoạch và xây dựng phát triển đô thị ở Long An vẫn còn khá mờ nhạt so với những tỉnh thành trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và có khoảng cách khá xa so với TP. HCM cũng như các tỉnh, thành phố trong vùng Đông Nam Bộ.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do nguồn lực đầu tư của địa phương còn rất hạn chế, làm cho tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng trong tỉnh còn quá chậm, không theo kịp với yêu cầu phát triển công nghiệp, dân cư và đô thị. Mặt khác, sự kết nối hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải của Long An và TP.HCM còn nhiều bất cập.

Ngày nay, với việc tập trung nghiên cứu, đánh giá lại tiềm năng, vị thế sẵn có cho thấy: Long An có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, nằm trong khu vực kinh tế năng động, gắn liền với phát triển mở rộng kinh tế của TP HCM. Theo quy hoạch, Long An sẽ có chuỗi mắt xích bao gồm 2 đô thị vệ tinh dọc theo trục Tây Nam Bộ đó là thành phố Tân An – đô thị loại II và thị trấn Bến Lức – đô thị loại III. Các chiến lược kết nối giao thông cơ bản giữa Long An và toàn vùng được thực hiện thông qua việc phát triển triển các tuyến đường bộ quốc lộ, đường cao tốc, đường vành đai TPHCM, đường sắt TPHCM-Mỹ Tho… cùng với mạng lưới giao thông thủy tiềm năng rất lớn. Điều này được kỳ vọng tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đô thị Long An trong hiện tại và tương lai./.

Duy Huệ -Xuân Quốc

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu