Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Hai, 20/01/2025 01:03 (GMT +7)
Mộc Hóa: Hiểm họa từ việc đốt đồng
Thứ 5, 27/04/2017 | 10:23:00 [GMT +7] A A
Nhiều cánh đồng trên địa bàn huyện Mộc Hóa đang bước vào mùa thu hoạch, lúa tươi được nông dân bán cân tại ruộng, còn rơm rạ thì được máy gặt đập liên hợp phóng ra chờ nắng phơi khô để nông dân châm ngòi lửa đốt. Tập quán đốt đồng đã trở nên phổ biến từ rất lâu, thế nhưng hành động này lại mang đến nhiều vấn đề nguy hại cho sức khỏe con người, ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ lẫn tai nạn giao thông.
Hiểm họa từ việc đốt đồng
Nhiều người cho rằng, đốt rơm rạ sẽ không tốn công xử lý sau khi thu hoạch mà còn tiêu diệt được mầm mống dịch hại. Sau khi rơm đốt sẽ thành tro, tro này được ủ một thời gian rồi đem bón lại cho đất. Nhưng một điều không ngờ là, đốt rơm rạ ngay trên đồng sẽ làm mất chất dinh dưỡng của đất, đốt đồng nhiều lần và lâu dài sẽ làm cho đất biến chất và trở nên chai cứng, tiêu diệt các loại thiên địch, gây mất cân bằng sinh thái ruộng lúa. …Mặt khác, khi con người hít vào dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, gây co thắt phế quản, và có khả năng gây ung thư phổi, ảnh hưỏng đến sức khỏe . Bên cạnh đó, với những mảnh ruộng gần đường giao thông, khói bụi cản trở tầm nhìn, gây cay mắt, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho người đi đường. Nếu đốt đồng không được kiểm soát, còn có thể xảy ra cháy nổ, chập điện đối với những đường dây điện ven ruộng rất nguy hiểm.
Để phòng ngừa các loại dịch hại trên lúa, nông dân phải chú ý sau khi thu hoạch nên cày ải , để rơm rạ được phân hủy ít nhất 1 tháng và chỉ sạ lúa khi cho đất ngập 2 – 3 tuần. Trường hợp không cày ải được vì phải gieo sạ ngay sau khi thu hoạch, nông dân nên cắt gốc rạ rồi di chuyển hết rơm và gốc rạ ra khỏi ruộng trước khi làm đất. Lượng rơm rạ thừa sau thu hoạch, nông dân có thể tận dụng trồng nấm rơm hay ủ mục bằng chế phẩm Tricodecma làm phân hữu cơ bón lại cho đất.
Bé Ngoan
Ý kiến ()