Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Bảy, 11/01/2025 02:52 (GMT +7)
Mọi công dân Pháp đều trở thành người hiến tạng từ 1/1
Thứ 5, 05/01/2017 | 00:00:00 [GMT +7] A A
Theo luật mới nhất mà chính quyền Pháp thông qua và có hiệu lực bắt đầu từ 1/1/2017, mọi công dân của Pháp đều trở thành người hiến tặng bộ phận cơ thể và mô.
Bác sĩ chuẩn bị dụng cụ trước một cuộc phẫu thuật cấy ghép thận. |
Tuy nhiên, luật này không mang tính ép buộc. Nếu bất kỳ cá nhân nào không thích có thể đăng kí để rút khỏi chương trình.Trước năm 2017, tất cả các bộ phận và mô trên cơ thể người đều được xem xét hiến tặng khi và chỉ khi chủ nhân đồng ý và tuyên bố hiến tặng. Nếu như không có ai tình nguyện hiến tặng, các bác sĩ sẽ hỏi người thân của bệnh nhân khi họ qua đời. Tuy nhiên theo tờ Guardian, gần 1/3 người thân được hỏi đều từ chối động chạm đến người đã khuất.
Từ 1/1/2017, tất cả công dân trên nước Pháp đều chắc chắn trở thành người hiến nội tạng và mô nếu như họ không đăng ký vào “Danh sách từ chối hiến tạng quốc gia”.
Cơ quan Y Sinh học Pháp trong một tuyên bố đăng trên website chính thức giải thích: “”Dựa trên tính đoàn kết dân tộc, dự luật này đã được chọn. Điều luật nói rằng tất cả chúng ta đều là người hiến tặng bộ phận và các mô, trong trường hợp chúng ta không từ chối”.
Khi một cá nhân qua đời, các bác sĩ phải kiểm tra và đảm bảo người này không nằm trong “Danh sách từ chối hiến tạng quốc gia”. Họ cũng hỏi qua ý kiến của gia đình người đã mất để liệu xem người đó có để lại di nguyện hiến tặng hay phản đối qua miệng hoặc di thư hay không.
Tại Mỹ, tất cả các cá nhân đều có thể đăng ký trực tuyến hoặc tại các cơ sở y tế địa phương để trở thành người hiến tặng. Theo Hiệp hội hiến tặng Mỹ, hiện đang có khoảng 120.000 bệnh nhân trong danh sách chờ nhận cấy ghép bộ phận hiến tặng. Cứ 10 phút lại có một người đăng ký trong danh sách nhận bộ phận hiến tặng quốc gia.
Ý kiến ()