Thứ Hai, 20/01/2025 18:12 (GMT +7)

Ngăn chặn thất thoát nguồn lực nhà nước từ cổ phần hóa

Thứ 2, 06/11/2017 | 10:02:00 [GMT +7] A  A

Bên cạnh những hiệu quả mang lại từ quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thực tế vẫn đang tồn tại những bất cập đòi hỏi phải thúc đẩy quá trình cơ cấu lại khu vực đang xem là nòng cốt của nền kinh tế này.

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng kiên quyết cổ phần hóa, bán vốn tại những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữ cổ phần, vốn góp chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả là yêu cầu đặt ra tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

Thời gian qua, bên cạnh những hiệu quả mang lại từ quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thực tế vẫn đang tồn tại những bất cập đòi hỏi phải thúc đẩy quá trình cơ cấu lại khu vực đang xem là nòng cốt của nền kinh tế này.

Những khoảng xám

Có thể nói, việc thất thoát tiền và tài sản Nhà nước trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa không còn là mối lo mà đang hiện hữu qua con số của Kiểm toán Nhà nước công bố mới đây về phần vốn Nhà nước bán ra rất thấp, chỉ đạt 8% trong khi số doanh nghiệp cổ phần hóa đạt 96,3%.

Ông Nguyễn Quang Thành, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết năm 2016, cơ quan này đã kiểm toán xác định lại giá trị doanh nghiệp Nhà nước trước cổ phần hóa của 8 đơn vị. Kết quả, nhiều sai sót đã được chỉ ra như tài sản không được đưa vào xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa. Nhiều đơn vị tư vấn và kiểm toán độc lập sử dụng phương pháp định giá không sát và tính hết giá trị thực của doanh nghiệp. Sau khi Kiểm toán Nhà nước vào cuộc, các doanh nghiệp phải điều chỉnh lên từ 10 – 15%, thậm chí có đơn vị phải điều chỉnh lên tới 20%.

Trụ sở Hãng phim truyện Việt Nam tại số 4 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Ảnh: baochinhphu.vn

Gần đây nhất là trường hợp của Hãng phim truyện Việt Nam. Nếu bỏ qua các yếu tố lùm xùm về lương, hay những mâu thuẫn nội tại ở ngay Hãng phim này thì rõ ràng việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam cung cấp thêm một minh chứng thực tiễn điển hình cho việc mất giá vốn nhà nước.

Cụ thể, Hãng phim truyện Việt Nam đã chính thức về tay Tổng Công ty Vận tải thủy, có giá trị chỉ khoảng 50 tỷ đồng. Trong khi, theo Quyết định 4126/QĐ-BVHTTDL ngày 26/11/2015 của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, tổng giá trị thực tế của Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam tại thời điểm 30/09/2014 là hơn 91,7 tỷ đồng.

Từ đó, có một số ý kiến nghi ngờ về việc Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam đã được bán với giá thấp hơn giá thực tế, chưa bao gồm cả thương hiệu và hơn 1,4 hecta đất do Hãng nắm quyền sở hữu. Trong đó, có khu đất vàng số 4 Thụy Khuê, tại ngõ 151 Hoàng Hoa Thám, Quận Ba Đình và những trường quay ở vị trí đắc địa khác tại Thành phố Hồ Chí Minh không được tính vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa.

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài Chính) thừa nhận, việc xác định giá trị, nhượng quyền sử dụng thương hiệu, góp vốn liên doanh, liên kết… bằng giá trị thương hiệu đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ở Việt Nam vẫn còn là một khoảng trống bỏ ngỏ. Nhiều thương hiệu mạnh lại chưa được xác định như giá trị tài sản doanh nghiệp tại Việt Nam.

Theo TS Lê Đăng Doanh, đất đai là tài sản quý, do vậy cần đẩy mạnh các giải pháp cứng rắn để bịt lỗ hổng thất thoát tài sản nhà nước từ chuyển đổi “đất vàng” trong thời gian tới. Định giá doanh nghiệp phải chính xác và theo giá thị trường. Bởi lẽ, quá trình tái cơ cấu, sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước vẫn tiếp tục diễn ra. Trong giai đoạn 2016 – 2020, sẽ có 240 doanh nghiệp Nhà nước phải thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, đa số là những doanh nghiệp quy mô lớn.

Tuy nhiên cũng theo ý kiến của các chuyên gia, về việc nhiều nhà đầu tư tìm kiếm doanh nghiệp cổ phần hóa trong thời gian qua thực chất là để săn đất vàng. Nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp không chú ý đến giá quyền lợi của chính doanh nghiệp. Quá trình cổ phần hóa là đưa người lao động lên làm chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa luôn có những cuộc họp để tìm tiếng nói chung giữa người lao động và các nhà đầu tư song quyền lợi của người lao động thường bị bỏ quên.

Trở lại với thương vụ cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam, câu hỏi được các chuyên gia đặt ra là giá trị thương hiệu 60 năm của hãng này sẽ được định giá ra sao? Tại sao trong suốt quá trình cổ phần hóa người lao động – mà cụ thể là các nghệ sĩ nơi đây đã không lên tiếng nói để bảo vệ giá trị tên tuổi hãng phim. Đến khi “ ván đã đóng thuyền” xong thì mới nảy ra tranh cãi và khiếu kiện.

Chặn tình trạng vốn nhà nước bị bán rẻ

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu, trong quá trình cổ phần hóa, việc xác định giá trị doanh nghiệp là công việc hết sức quan trọng và mất nhiều thời gian trong cả kế hoạch cổ phần hóa, quyết định đến sự thành công khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần.

TS Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định giá Việt Nam cho rằng, xác định giá trị doanh nghiệp theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ cả ba yếu tố: tài sản hiện có, lợi thế kinh doanh và khả năng sinh lợi.

Theo ông Tuấn, thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là mối quan tâm đặc biệt của Nhà nước, nhà đầu tư và người lao động có lợi ích liên quan gắn bó trực tiếp đến giá trị doanh nghiệp; đồng thời nó cũng là một trong những yếu tố mang tính quyết định đến sự thành công của tiến trình cổ phần hóa khi chuyển doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần và thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả.

Sau khi tiến hành cổ phần hóa (tháng 11/2015), Công ty Cổ phần Xuân Hòa Việt Nam tập trung xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, áp dụng hàng trăm sáng kiến vào sản xuất để rút ngắn công đoạn, giảm chi phí và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Ảnh: Trần Việt/TTXVN

Thừa nhận việc xử lý đất đai và xác định giá trị quyền sử dụng đất trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp là vấn đề được quan tâm nhất trong thời gian qua, ông Đặng Quyết Tiến cho biết, để khắc phục những Bên cạnh những hiệu quả mang lại từ quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thực tế vẫn đang tồn tại những bất cập đòi hỏi phải thúc đẩy quá trình cơ cấu lại khu vực đang xem là nòng cốt của nền kinh tế này.

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng kiên quyết cổ phần hóa, bán vốn tại những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữ cổ phần, vốn góp chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả là yêu cầu đặt ra tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

Theo đó, dự thảo đã sửa đổi, bổ sung quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo hướng quy định về nâng cao chất lượng và trách nhiệm của tổ chức tư vấn trong việc xác định giá trị vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp để cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước.

Dự thảo cũng quy định các doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa có trách nhiệm rà soát toàn bộ diện tích đất đang quản lý, sử dụng để lập và hoàn thành phê duyệt phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan trước thời điểm quyết định cổ phần hóa. Đồng thời thực hiện nghiêm cơ chế cho thuê đất theo Luật Đất đai năm 2013.

Để hạn chế tình trạng các ông chủ bỏ tiền chỉ vì đất, dự thảo đã bổ sung tiêu chí gắn với trách nhiệm và chế tài bảo đảm thực hiện cam kết đối với cổ đông chiến lược.

Theo đó, nhà đầu tư chiến lược phải có các điều kiện có đủ tư cách pháp nhân; có năng lực tài chính và có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 năm gần nhất phải có lãi, không có lỗ lũy kế.

Nhà đầu tư phải có cam kết bằng văn bản khi đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược trong việc tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hóa trong thời gian ít nhất 3 năm. Mặt khác, nhà đầu tư chiến lược không chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn 3 năm và phải có phương án hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa trong việc chuyển giao công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực…; các nghĩa vụ bồi thường khi vi phạm cam kết đã ký.

Cũng theo ông Đặng Quyết Tiến, việc xử lý các vấn đề về tài chính trước và trong quá trình cổ phần hóa cũng được tăng cường đảm bảo ngăn chặn thất thoát vốn và tài sản nhà nước.

Dự thảo cũng bổ sung hướng dẫn xử lý tài sản được bàn giao không bồi hoàn cho bên Việt Nam sau khi công ty liên doanh kết thúc thời hạn hoạt động trong trường hợp hợp đồng (Giấy phép đầu tư) góp vốn liên doanh có điều khoản “kết thúc thời hạn hoạt động của công ty liên doanh, toàn bộ tài sản được bàn giao không bồi hoàn cho bên Việt Nam” khi liên doanh kết thúc. Giá trị tài sản chuyển giao không bồi hoàn cho bên Việt Nam quản lý theo quy định của pháp luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Doanh nghiệp cổ phần hóa phải có trách nhiệm công bố công khai cho các nhà đầu tư biết.

Về xác định giá trị vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hóa vào công ty cổ phần đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết mà không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì được xác định theo phương pháp vốn chủ như các doanh nghiệp chưa niêm yết.

Ông Đặng Quyết Tiến khẳng định, với những điểm đổi mới cơ bản trong Dự thảo Nghị định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, sau khi được sửa đổi, bổ sung và ban hành sẽ tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, ngăn chặn thất thoát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

Thùy Dương (TTXVN)

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu