Thứ Sáu, 10/01/2025 21:30 (GMT +7)

Ngành công thương tổng kết năm 2021

Thứ 2, 10/01/2022 | 12:52:00 [GMT +7] A  A

Nâng cao giá trị hàng hoá mới thể đa dạng hoá thtrường xuất khẩu, đồng thời chú trọng thị trường trong nước mạnh dạn đầu sang con đườn chính ngạch để hạn chế rủi ro trong việc tiêu thụ hàng hoá, nhất nông sảnPhó Thủ tướng Chính phủ Văn Thành đã chỉ đạo quyết liệt như vậy tại hội nghị tổng kết ngành công thương năm 2021 triển khai nhiệm vụ 2022, diễn ra ngày 9/1 tại Nội. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Lâm chủ trì tại điểm cầu Long An.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Lâm chủ trì tại điểm cầu Long An.

Năm 2021, chu ảnh hưởng nặng nề bởi các đợt dịch COVID-19, song ngành công thương đã nhanh chóng thích ứng linh hoạt, đảm bảo cân đối cung cầu, đặc biệt là cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu trong vùng dịch.Doanh thu thương mại điện tử đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ.Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 336 tỷ USD, tăng 19%, so với năm 2020. Bên cạnh đó, quy mô sản xuất công nghiệp tiếp tục được mở rộng với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,8%; Cơ cấu nội ngành công nghiệp tiếp tục chuyển biến tích cực theo đúng định hướng tái cơ cấu ngành;Ngành dầu khí về đích trước kế hoạch, đóng góp cao nhất cho ngân sách với 75,4 nghìn tỷ đồng, vượt 21% kế hoạch; Ngành điện lực giảm giá khoảng 17.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân.

Tại hội nghị, nhiều Bộ, ngành địa phương cũng tham gia phát biểu tham luận về một số nội dung, như: sớm kiện toàn khung chính sách, pháp luật về thương mại phù hợp với các hiệp định thương mại tự do đã kết; quan tâm phát triển thương mại nội địa; sớm giải quyết tình trạng ùn hàng hoá tại các cửa khẩu phía Bắc,..

Bên cạnh những nỗ lực đạt được, Phó Thủ tướng Chính phủ Văn Thành đã thẳng thắn cho rằng: các cơ chế, chính sách, chương trình hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong ngành Công Thương phải lấy hiệu quả và sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân làm thước đo của quá trình đổi mới và tái cơ cấu. Trong đó, đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại các ngành công nghiệp gắn với thực hiện chuyển đổi số, đặc biệt trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo nhằm tạo bứt phá và động lực mới cho tăng trưởng ở giai đoạn tiếp theo. Ngoài ra, ngành phải đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới; đa dạng hóa, hạn chế sự phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống. Đặc biệt, toàn ngành cần tập trung rà soát các mặt công tác để lo cho người dân đón Tết an toàn, đầy đủ. Đặc biệt là công tác quản lý thị trường, cung cầu, giá cả hàng hóa phục vụ Tết cho người dân.

Huỳnh Phong – Hùng Anh

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu