Tất cả chuyên mục
![](https://media.la34.com.vn/upload/files/logo/Logo_LA34.svg.png)
Tiếp tục chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo hướng tập trung chuyển đổi các vùng trồng lúa hoặc cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị gia tăng cao, trong năm 2018 toàn tỉnh có hơn 19.600 hecta đất lúa chuyển sang các loại cây trồng khác.
Nhiều diện tích lúa đã được chuyển sang trồng các loại cây trồng khác đem lại hiệu quả cao hơn
Đặc biệt, nằm trong chương trình đột phá theo Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh, cụ thể là mục tiêu 2.000 hecta rau vào năm 2020, trong năm 2018 các huyện trọng điểm rau như Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa,TP. Tân An có sự chuyển đổi mạnh mẽ nhất. Theo đó, đã có trên 12.500 hecta rau các loại đã thay thế cây lúa, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, trong đó nhiều cá nhân, tập thể đã mạnh dạng đầu tư vốn xây dựng nhà màng, nhà lưới sản xuất rau theo hướng công nghệ cao.
KS Nguyễn Văn Lân, Phó chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt cà Bảo vệ Thực vật Long An cho biết: “Thực hiện chương trình mục tiêu đến năm 2020 toàn tỉnh có trên 2000 hecta rau các loại sản xuất theo hướng sạch, công nghệ cao ngành Nông nghiệp đã thực hiện rất nhiều giải pháp. Đến nay nhiều bà con ở các huyện Cần Đước, Cần Giuộc…đã đi vào sản xuất rau theo hướng có đầu tư công nghệ như tưới tiết kiệm, sử dụng phân hữu cơ rất hiệu quả”.
Nhiều diện tích được chuyển hẳn sang trồng rau trong nhà màng, nhà lưới tập trung ở các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa, TP. Tân An.
Ngoài ra, có hơn 3.500 hecta dưa hấu, gần 3.00 hecta đậu phộng, trên 1.300 hecta đất lúa chuyển sang trồng thanh long…..mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn trồng lúa.
Để việc chuyển đổi mang lại hiệu quả cao nhất, ngành nông nghiệp cùng với các cơ quan chức năng tiếp tục đồng bộ các biện pháp, trong đó có công tác xúc tiến thương mại, kiểm soát an toàn thực phẩm, xác nhận sản phầm sạch cho các nhà phân phối góp phần kích thích việc tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Võ Văn Huy
Ý kiến ()