Tất cả chuyên mục

“Rừng tràm chuyển mình”, đây là câu nói đầy phấn khởi của cư dân Đồng Tháp Mười tỉnh Long An khi tràm liên tục tăng giá trong gần 4 năm qua. Giờ đây, trồng tràm để giữ đất là chuyện đã cũ, bởi hiện tại, trên mỗi hecta người trồng tràm có thể thu bạc trăm triệu.
Hiện tràm được bán với giá từ 120 -150 triệu đồng một hecta, tăng gấp đôi năm 2014 và tăng từ 3-4 lần so với lúc giá xuống thấp nhất. Sau khi trừ chi phí, mỗi hecta người dân có thể thu lợi từ 80 đến 120 triệu đồng. Lý giải về việc giá tràm tăng vọt, người dân cho rằng: do cung không đủ cầu.
Hiện tại, toàn tỉnh còn khoảng 25.000 hecta rừng tràm
Trước đây, phải mất từ 7-8 năm, người dân mới có thể khai thác tràm, nhưng với nhu cầu tiêu thụ mạnh, tràm chỉ mới trồng từ 3,5 – 4 năm là thương lái đã tìm đến mua. Hiện tại, đa phần diện tích tràm sau khai thác đều được người dân trồng lại. Ngay cả những diện tích trước đây sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả cũng chuyển sang trồng tràm với kỳ vọng giá tràm tiếp tục giữ ở mức cao.
Ông Nguyễn Văn Tụp ở xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa cho biết: “4 năm về đây, tràm có giá lại. Đất lúa giờ chuyển qua trồng tràm rất nhiều, trồng tràm chỉ tốn công bỏ ra 1 lần thôi, rồi 3,4 năm sau thu hoạch chứ không có tốn công nhiều, bởi họ đi làm công nhân, k có nhân công làm”
Nhu cầu trồng tràm tăng, khiến tràm giống từ chỗ không ai mua nay trở nên “hút hàng”.
Tràm giống hiện đang rất “hút hàng”
Chia sẻ về những thăng trầm trong “nghề rừng” Ông Lưu Văn Vân xã Thạnh Phú, huyện Thạnh Hóa cho biết:“Thời điểm đó cách đây 3 năm, tôi có gieo miếng tràm này, vào thời điểm bán, tràm rớt giá, không ai mua hết, buộc tôi phải hủy, kêu mái trục, lúc đó tràm con bán bấp bênh lắm, nay thì kha khá hơn”.
Nhân công để thu hoạch tràm cung đang được cho là rất khan hiếm
Nhờ cây tràm hồi sinh, thế nên, sau thời gian làm lúa, ông Lưu Văn Vân quyết định dọn đất, trở về nghề cũ: trồng tràm giống. Thời gian gieo sạ tràm giống rất ngắn, chỉ mất 6 -7 tháng là có thể thu hoạch. Hiện, tràm giống có giá khá cao, từ 1,2 triệu – 1,8 triệu 1 muôn, cao gấp 3 lần trước đây. Với giá này, sau khi trừ chi phí, người dân thu lãi từ 100 đến 120 triệu đồng/hecta. Hiện tại, toàn tỉnh còn khoảng 25.000 hecta rừng tràm phân bố ở 8/15 huyện, thị xã, nếu thị trường ổn định, giá cao, thì tình người dân sẽ tiếp tục bám rừng, giữ tràm, hạn chế được tình trạng phá rừng chuyển đổi sang cây trồng khác như trong thời gian qua./.
Duy Huệ – Võ Huy
Ý kiến ()