Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Chủ Nhật, 22/12/2024 18:20 (GMT +7)
Người mê đá cổ triệu năm tuổi
Thứ 6, 04/09/2015 | 00:00:00 [GMT +7] A A
Xuất thân từ một kỹ sư địa chất nên anh Hoàng Thành, chủ nhân của quán café “Chuông đá” số 599 đường Lê Duẩn, TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) rất mê di sản địa chất. Anh đang lưu giữ nhiều di sản văn hóa Tây Nguyên và di sản địa chất vùng Tây Nguyên. Quán cà phê của anh là địa điểm có nhiều khách trong nước cũng như khách nước ngoài, trong đó có nhiều nhà khoa học đến tham quan, nghiên cứu.
Anh Thành giới thiệu về hóa thạch cổ. |
Từ ngoài cổng đến góc vườn, anh Thành trưng bày rất nhiều mẫu đá với đủ mọi thể loại, hình dáng. Từ những con sò, con ốc đang cuộn trong đá đến đàn đá, tượng đá, chuông đá. Chính sự độc đáo, riêng biệt đó mà café “Chuông đá” trở thành điểm tham quan của nhiều du khách, trong đó có các nhà khoa học. Cuối năm 2009, một đoàn công tác của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam do PGS. TS. Phạm Văn Lực làm trưởng đoàn tìm đến nhà anh Thành. Khi nhìn thấy những hiện vật này, các nhà khoa học đã nhận định ngay rằng, đây là những cổ vật có giá trị đặc biệt về địa chất và cổ sinh địa tầng của mảnh đất Tây Nguyên.
Đàn đá. |
Anh Hoàng Thành cho biết, phần lớn những lô mẫu này anh sưu tập và mua lại của người dân trong huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông từ năm 2002-2008. Hóa thạch thuộc lớp Hai mảnh vỏ (Chân rìu) gồm 23 mẫu bảo tồn khá hoàn chỉnh.
Xét thấy đây là một bộ sưu tập mẫu có giá trị khoa học trên lĩnh vực địa chất nói chung và cổ sinh – địa tầng học nói riêng, tháng 3/2010, TS Nguyễn Hữu Hùng, chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực cổ sinh vật học thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam đã thẩm tra bộ sưu tập mẫu cổ sinh học tại café “Chuông đá”. Kết quả khảo sát, đánh giá và phân loại nhóm mẫu hóa thạch thuộc phụ lớp Cúc đá (Ammonoidea) gồm 816 lô mẫu.
Gỗ hóa thạch. |
Qua nghiên cứu tại café Chuông đá, các nhà khoa học kết luận hóa thạch thực vật thân gỗ bị silic hóa gồm 37 lô mẫu, 51 cục mẫu; trong đó có nhiều đoạn gỗ lớn bị silic hóa hoàn toàn, lần đầu tiên được phát hiện ở xã Yale, huyện Chư Sê tỉnh Gia lai và xã Ea Đá, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk được xem như là những phát hiện hóa thạch thân gỗ bị silic hóa lần đầu tiên được phát hiện ở khu vực Tây Nguyên.
Hóa thạch lớp cúc đá. |
Theo các kết quả điều tra địa chất, các lô hóa thạch có trong khu vườn “Chuông đá” của anh Thành được tìm thấy ở những vùng lộ ra các trầm tích thuộc hệ tầng Đắk Krông có niên đại 191-175 triệu năm trước và hệ tầng Ea Sup có niên đại 170-154 triệu năm trước. Không thể đánh giá hết được các giá trị về mọi mặt. Chính vì thế bảo tàng mong anh trao lại một số hóa thạch để làm nguồn tư liệu trưng bày và nghiên cứu. Ngày 11/6/2010, anh Thành đồng ý chuyển giao bộ sưu tập mẫu cổ sinh vật lớn nhất Tây Nguyên (892 mẫu nặng 11,5 tấn) cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Đây là một trong số các bộ sưu tập mẫu cổ sinh hết sức có ý nghĩa cho việc nghiên cứu và trưng bày các giá trị thiên nhiên của Việt Nam, cũng như các giá trị giáo dục cộng đồng, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Nhiều hóa thạch có giá trị khoa học đang được khảo sát và nghiên cứu. |
Các hóa thạch gỗ bị silic hóa trong sưu tập của anh Hoàng Thành không chỉ có ý nghĩa địa chất học, địa tầng học mà nó còn có giá trị cao về mặt kinh tế, thuộc loại đá bán quý, dùng làm đồ trang sức và đồ mỹ nghệ, làm đá cảnh.
TTXVN
Ý kiến ()