Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Hai, 20/01/2025 21:01 (GMT +7)
Nhà kinh tế đoạt giải Nobel 2019: Cần phải hiểu gốc rễ của đói nghèo
Thứ 3, 15/10/2019 | 09:52:00 [GMT +7] A A
VOV.VN – Nhà khoa học nữ vừa đoạt giải Nobel Kinh tế 2019 cho rằng, muốn xóa bỏ đói nghèo thì cần phải hiểu tường tận gốc rễ của nó.
Ba nhà khoa học Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michael Kremer vừa được trao giải Nobel Kinh tế năm 2019 với nghiên cứu về giải pháp xóa đói giảm nghèo trên toàn cầu. Đáng chú ý, Esther Duflo là nhà khoa học nữ thứ 2 vinh dự nhận giải thưởng danh giá này.
Bà Duflo replies năm nay 46 tuổi, còn hai đồng nghiệp của bà là ông Banerjee 58 tuổi, ông Kremer 54 tuổi.
Bà Esther Duflo cho rằng, cần phải hiểu tận gốc rễ của đói nghèo thì mới xóa bỏ được nó.
Công trình nghiên cứu của 3 nhà khoa học tập trung vào những điều ẩn sâu bên trong của sự đói nghèo và họ cố gắng hiểu được các gốc rễ kết nối chằng chịt tạo nên sự nghèo đói.
Thông thường, mọi người vẫn cho rằng người nghèo không chịu làm, lười biếng, không có đầu óc kinh doanh mà không chịu hiểu câu chuyện sâu xa đằng sau sự đói nghèo, bà Esther Duflo chia sẻ.
Bất chấp những cải thiện mạnh mẽ gần đây, loài người vẫn đang đối mặt với vấn nạn đói nghèo khi có hơn 700 triệu người vẫn sống bằng thu nhập rất thấp. Hàng năm, khoảng năm triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do những căn bệnh có thể ngăn ngừa hoặc chữa được bằng những phương pháp không quá tốn kém.
Ba nhà kinh tế nhận Giải Nobel Kinh tế năm 2019 đã đưa ra cách tiếp cận mới để chống đói nghèo, theo phương cách chia nhỏ vấn đề lớn ra thành các vấn đề nhỏ hơn để dễ quản lý hơn, chẳng hạn như các biện pháp can thiệp hiệu quả nhất trong việc cải thiện kết quả giáo dục hoặc sức khỏe trẻ em.
Cả ba nhà khoa học này đã chỉ ra rằng những vấn đề nhỏ hơn, chính xác hơn này thường được giải quyết tốt nhất.
Vào giữa những năm 1990, Michael Kremer (giáo sư kinh tế của Đại học Havard) và các đồng nghiệp đã chứng minh hiệu quả của cách tiếp cận này bằng việc thử nghiệm các biện pháp can thiệp để cải thiện kết quả giáo dục ở tây Kenya.
Abhijit Banerjee và Esther Duflo, thường đi cùng Michael Kremer, thực hiện các nghiên cứu tương tự đối với các vấn đề khác và ở những quốc gia khác.
Kết quả nghiên cứu của những người đoạt giải – và những nhà nghiên cứu theo bước chân của họ – đã cải thiện đáng kể khả năng chống đói nghèo, trong đó, hơn năm triệu trẻ em Ấn Độ đã được hưởng lợi từ các chương trình dạy kèm hiệu quả trong trường học./.
Theo The Guardian, Bloomberg
Ý kiến ()